9. Kết cấu luận văn
2.1.6. Thực trạng hoạt động sản xuất tại làng nghề
nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Để làm ra một tác phẩm đá mỹ nghệ từ một phiến đá thô sơ, người nghệ nhân phải thực hiện rất nhiều khâu. Từ nổ mìn lấy đá thô, dùng máy xẻ tạo thành những tấm đá có dạng khối (đá xẻ) đến các công đoạn như: băm,
đục, đẽo, khắc, chạm từng hoa văn… Như vậy để làm ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho đời sống, người thợ đá làng nghề Ninh Vân phải thực hiện nhiều công đoạn và họ vẫn đang ngày ngày phải làm trong điều kiện sản xuất còn hạn chế.
- Vốn đầu tư: Hầu hết các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về vốn.
Theo Ông Nguyễn Quang Diệu - Trưởng Ban quản lý làng nghề cho biết để có được điều kiện sản xuất như hiện nay, các cơ sở sản xuất đều phải vay vốn từ các nguồn vay khác nhau song chủ yếu là từ các ngân hàng và quỹ tín dụng. Với nghề làm đá, mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần một số vấn rất lớn để xây dựng xưởng, đầu tư máy móc, thuê nhân công…
- Cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất: Khó khăn về vốn nên việc đầu tư cho xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; xây dựng nhà xưởng; mở rộng mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất còn hạn chế. Phần lớn họ làm việc dưới điều kiện không có mái che, có chăng chỉ là những mảnh bạt dựng tạm bợ, dưới thì các tấm đá xếp không gọn gàng, các vỉa đá vụn vứt lởm chởm.
Có nhiều thôn, dân trong xã đã lấn chiếm đường giao thông, đất công, tận dụng đất trống trong khu dân cư để làm mặt bằng sản xuất và trưng bày sản phẩm gây nên tiếng ồn và thải ra một lượng bụi lớn gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
- Quy trình công nghệ và thiết bị máy móc: Quy trình sản xuất tuy đã
được cải tiến, một số công đoạn đã dùng máy công nghiệp thay cho thủ công trước kia như: máy băm, tiện, cắt, rút lỗ… Tuy nhiên với trình độ kỹ thuật còn hạn chế, các máy móc này vẫn còn nhiều nhược điểm, trong khi tiến hành các thao tác trên đá bằng các công cụ này tạo ra một lượng bụi lớn gấp chục lần so với làm thủ công như trước kia. Do thiếu vốn để cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Do đó các máy móc thiết bị cũ, máy móc thô sơ không có các thiết bị che chắn hay hút bụi vẫn còn sử dụng nhiều gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.
- Các yếu tố phục vụ: Hiện nay nguồn nước ở đây rất hạn chế do mực
nước ngầm sâu, lại có lớp đá cứng nên việc khoan giếng gặp khó khăn. Nguồn nước sản xuất chủ yếu được lấy từ các giếng nhân tạo, sau đó tuần hoàn tái sử dụng.
Ngoài ra nguồn điện ở đây không ổn định và không đủ cho nhu cầu sản xuất. Hệ thống điện cũng chưa được thiết kế an toàn, dây điện ngổn ngang, chằng chịt khiến nguy cơ tai nạn do điện giật là rất có thể xảy ra.
- Điều kiện lao động: Hầu hết lao động trong các cơ sở chế tác chưa
được đầu tư các trang thiết bị bảo vệ cá nhân như giày, ủng, gang tay, kính…một số ít chủ động đeo khẩu trang khi làm việc nhưng cũng chỉ là những khẩu trang vải. Ngoài ra họ chỉ đội hoặc đeo kính là những loại thông thường không đảm bảo an toàn. Lý do họ không sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động là chúng gây vướng và cản trở trong công việc. Do máy móc thô sơ, không có các thiết bị che chắn hay hút bụi nên người lao động có nguy cơ tai nạn lao động khi làm việc rất cao. Tuy nhiên cả người lao động và chủ cơ sở cũng chưa nhận thức được sự nguy hiểm của việc không tự trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho lao động của mình.