Xung đột môi trường giữa các cơ quan quản lý với nhau

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 70)

9. Kết cấu luận văn

2.3.5.Xung đột môi trường giữa các cơ quan quản lý với nhau

Trong hệ thống các cấp về quản lý môi trường, các quy định về bảo vệ môi trường cần phải thống nhất với nhau. Theo quy định của Luật bảo vệ môi

trường năm 2005 ghi rõ: “UBND cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên đến nay ở xã vẫn chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường mà do cán bộ địa chính, nông nghiệp, xây dựng, môi trường kiêm nhiệm. Bên cạnh đó các cơ quan giải quyết vấn đề về môi trường cũng không thống nhất, nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường được giao cho cán bộ văn hoá thông tin xã, còn các vấn đề tranh chấp về đất đai, ô nhiễm được giao cho cán bộ địa chính xã. Chính sự không nhất quán trong việc bảo vệ môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm chưa triệt để.

Bên cạnh đó việc không nhất quán còn thể hiện ở các cấp quản lý. Trong việc cưỡng chế đối với các tổ hợp sản xuất không chấp hành các quy định về sản xuất và môi trường UBND xã đưa ra hình thức cắt điện nhưng ngành điện lực lại không nhất trí bởi vì theo họ, các tổ hợp sản xuất vẫn đảm bảo đủ tiền điện không ảnh hưởng đến hệ thống điện chung. UBND xã cũng đề xuất đến ngành thuế cũng không được chấp nhận bởi vì các cơ sở cũng luôn chấp hành tốt các quy định về thuế. Xét cho cùng các ngành không cùng vào cuộc được bởi vì không có văn bản hướng dẫn chung. Nên các ban ngành hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Chính quyền các cấp cơ sở hiểu biết về chuyên môn còn hạn chế nên việc đánh giá các động thái môi trường thường thụ động trong việc xử lý các vụ vi phạm và tranh chấp về tổn hại hoặc ô nhiễm môi trường. Trong khi cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh không đủ lực lượng và điều kiện quản lý trực tiếp các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường ở từng làng, xã trên địa bàn.

Ngay trong việc đưa tiêu chí vào việc cấp giấy phép kinh doanh thì cũng có những bất cập như: theo đề nghị của xã, ban quản lý làng nghề là khi có bản cam kết bảo vệ môi trường và đảm bảo các yếu tố sản xuất mới cấp giấy phép kinh doanh nhưng việc cấp giấy phép kinh doanh lại do huyện và

tỉnh thực hiện nên cấp xã cũng không nắm được. Hiện nay đối với các doanh nghiệp có vốn trên 6tỷ đồng sẽ do Sở Kế hoạch đầu tư cấp giấy phép kinh doanh và các doanh nghiệp có vốn dưới 6 tỷ do UBND huyện cấp giấy phép kinh doanh. Nên hiện nay ngay cả việc thống kê các doanh nghiệp trên địa bàn cũng không thống nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 70)