Xung đột lợi ích

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 62)

9. Kết cấu luận văn

2.2.3. Xung đột lợi ích

Xung đột lợi ích là xung đột chủ yếu, quan trọng nhất trong việc sản xuất và phát triển làng nghề. Mâu thuẫn khác biệt về lợi ích là giá trị được coi là căn nguyên gây ra xung đột. Mỗi nhóm xã hội trong làng nghề đều có những mục tiêu khác nhau, lợi ích khác nhau.

Lợi ích chung mà người dân trong làng nghề mong muốn chính là lợi ích được hưởng một môi trường trong lành, không bị ô nhiễm. Đây là lợi ích chung của các nhóm trong xã hội. Bản thân các hộ làm nghề vừa là người hại cũng là người bị hại trong vấn đề ô nhiễm trường, họ nhận thức được các hoạt động nghề ảnh hưởng đến môi trường và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trước hết của chính họ, gia đình họ và cộng đồng dân cư xung quanh. Nhưng với họ mục tiêu là lợi nhuận họ đặt lợi ích kinh tế và thu nhập là lựa chọn đầu tiên. Trong nhóm làm nghề có sự xung đột về lợi ích đó chính là xung đột về sức khỏe và thu nhập. Dường như đứng trước những lợi ích trực tiếp, trước mắt mà người làm nghề cố tình quên đi những nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe do o nhiễm môi trường gây ra. Cho nên lợi ích môi trường không được bản thân họ đánh giá cao hơn so với lợi ích kinh tế.

Ngoài ra, từ sự khác biệt về lợi ích sức khỏe và thu nhập thì trong cộng đồng dân cư còn tồn tại xung đột giữa các nhóm xã hội khác nhau đó chính là giữa nhóm làm nghề và không làm nghề vì lợi ích môi trường. Nhóm không làm nghề không có lợi ích kinh tế mà họ phải chịu những hệ quả của việc ô nhiễm môi trường mang lại, trong khi nhóm làm nghề vì lợi ích kinh tế trước mắt đã xung đột với lợi ích bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra xung đột lợi ích còn thể hiện rõ hơn khi quy hoạch làng nghề giai đoạn I. Việc chia đất để thuê 49 năm chưa hợp lý. Mục đích của việc quy hoạch làng nghề chính là đưa các cơ sở sản xuất tách hẳn khỏi khu dân cư nhưng việc cho thuê đất lại được thuê với nhiều mục đích khác nhau. Ngoài ra đối tượng được thuê cũng không rõ ràng nên nhiều cơ sở sản xuất muốn chuyển ra nhưng không được tạo điều kiện bởi vì họ có đủ kinh phí để thuê, trong khi đó một số cá nhân không tham gia làm nghề đá mỹ nghệ lại thuê đất và có diện tích rộng. Nên hiện nay mọt số các cơ sở sản xuất vẫn nằm giữa các khu dân cư.

Xung đột lợi ích giữa các nhóm trong cộng đồng dân cư là xung đột chính, chủ đạo, dễ nhận thấy nhất ở làng, nó không chỉ diễn ra giữa nhóm làm nghề, nhóm không làm nghề mà còn diễn ra giữa nhóm làm nghề với nhóm quản lý môi trường, nhóm quản lý với nhóm không làm nghề. Xung đột lợi ích trong nhóm dân cư xảy ra khi người dân quá coi trọng những lợi ích trong tầm tay, bên cạnh đó những hộ làm nghề vì tạo ra những lợi ích riêng của mình trên cái lợi ích chung của người khác của các hộ không làm nghề chính là nguyên nhân chính dẫn đến xung đột trong cộng đồng.

Như vậy qua đây ta thấy, mỗi sự kiện xung đột môi trường có thể xuất phát từ một loại xung đột, song thường tồn tại một loại và cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: Vì lợi ích vị kỷ của một nhóm hoặc vì sự thoả hiệp lợi ích giữa các nhóm làm cho môi trường bị huỷ hoại mà ở đây thể hiện rõ nhất đó chính là vì lợi ích kinh tế ở cả nhóm người không làm nghề nhưng lại có mối quan hệ “huyết thống” với những người tham gia làm nghề nên giữa các nhóm gần như có sự thoả hiệp với nhau.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)