Nh0ng ưu ñ i4m, kết quả 56t ñ ược

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ luật bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 78)

Bên cạnh việc kế thừa các quy ñịnh tiến bộ tại BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 ñã hoàn thiện dần các quy ñịnh bảo ñảm tranh tụng trong TTHS.

Thứ nhất, phân ñịnh cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của CQTHTT, khẳng ñịnh chức năng công tố của VKS, nhiệm vụ cụ thể của từng người THTT, quy ñịnh mới về nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm của Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án (Điều 33 ñến Điều 41). Theo

ñó, nâng cao trách nhiệm, sự chủñộng, hiệu quả của CQTHTT, người THTT trong khởi tố, ñiều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.

Thứ hai, bổ sung ñầy ñủ hơn các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố

tụng. Bên cạnh ñó, BLTTHS năm 2003 cũng ñã quy ñịnh bổ sung nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, TA ñối với những người tham gia tố tụng.

Thứ ba, BLTTHS năm 2003 ñã quy ñịnh mở rộng quyền bào chữa của bị

can, bị cáo về thời ñiểm NBC ñược tham gia tố tụng cũng như mở rộng quyền năng của NBC.

Thứ tư, thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa ñược sửa ñổi theo hướng cụ thể, chặt chẽ và ñầy ñủ hơn theo hướng nâng cao trách nhiệm của KSV

thực hiện quyền công; mở rộng quyền của những người tham gia tố tụng bảo

ñảm việc tranh luận dân chủ, bình ñẳng.

Thứ năm, BLTTHS ñã có những quy ñịnh mới nhằm bảo ñảm tranh tụng bằng chính nghĩa vụ của CQTHTT và NBC.

Những quy ñịnh của pháp luật TTHS 2003 liên quan ñến bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bước ñầu thể hiện ñược các tư

tưởng tranh tụng trong tố tụng xét hỏị Quy ñịnh tranh tụng bảo ñảm sự bình

ñẳng của các bên tham gia tố tụng trước TA là các nguyên tắc cơ bản của TTHS. Các nguyên tắc ñó phải ñược thể hiện ñầy ñủ trong các quy ñịnh cụ

thể của BLTTHS; bình ñẳng trong quá trình chứng minh (bao gồm thu thập, kiểm tra, ñánh giá chứng cứ), bình ñẳng trong bày tỏ quan ñiểm, ñưa ra các yêu cầu, nằm rải rác ở một sốñiều trong BLTTHS như các Điều 5, 11, 19, 50, 51, 52, 53, 58... và tranh luận trước tòa ñược quy ñịnh từ Điều 217 tới Điều 221 của BLTTHS nhưng chưa ñược ghi nhận với tính chất như một nguyên tắc cơ bản, ñộc lập của TTHS Việt Nam. Do ñó, ñể bảo ñảm nâng cao chất lượng tranh tụng dân chủ tại phiên tòa hình sự, một trong những nhiệm vụ

trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới ở nước ta như Nghị quyết 08/NQ-TW, số 48/NQ-TW và 49/NQ-TW ñã nêu và làm cơ sở cho việc xây dựng các quy ñịnh cụ thể vấn ñề tranh tụng tại phiên tòa, cần ñưa vấn ñề tranh tụng lên thành một nguyên tắc cơ bản trong hoạt ñộng xét xử.

Điều 218 của BLTTHS năm 2003 mở rộng hơn quyền tranh luận của những người tham gia tố tụng và trách nhiệm ñối ñáp của KSV. Theo ñó, bị cáo, NBC và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của KSV và ñưa ra ñề nghị của mình; KSV phải ñưa ra những lập luận của mình

ñối với từng ý kiến. Người tham gia tranh luận có quyền ñáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không ñược hạn chế thời gian tranh luận, tạo ñiều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan ñến vụ án. Chủ tọa phiên tòa có quyền ñề nghị

KSV phải ñáp lại những ý kiến có liên quan ñến vụ án của NBC và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến ñó chưa ñược KSV tranh luận.

Ngoài ra Điều 219 quy ñịnh về trở lại việc xét hỏi; Điều 220 xác ñịnh quyền của bị cáo nói lời sau cùng; Điều 221: Xem xét việc rút quyết ñịnh truy

tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn cũng là những quy ñịnh thể hiện các yếu tố

trong tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ luật bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 78)