Va việc thu thập và chia sb chứng cứ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ luật bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 119)

- Cơ sở vật chấtX ñ iều kiện xét xửX thời gian xét xử của phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

4.2.2.3. Va việc thu thập và chia sb chứng cứ

Để đạt được mục đích là tìm ra được sự thật khách quan của một vụ án, mơ hình tranh tụng của Việt Nam cũng như bất kỳ mơ hình tranh tụng nào khác trên thế giới đều cĩ mục tiêu trực tiếp và quan trọng nhất là tìm và đưa ra được những chứng cứ khách quan nhất, chính xác nhất, tồn diện nhất, phản ảnh trung thực nhất tình tiết của vụ án. Nĩi cách khác, tìm và đưa ra sử

dụng được bằng chứng đầy đủ, khách quan và chính xác là cốt lõi của việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Những ưu điểm phân tích ở phần trên cho thấy mơ hình tranh tụng làm rất tốt cơng việc này thơng qua việc tạo ra một cơ chếđối tụng bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong việc thu thập và sử dụng chứng cứ tại phiên tồ xét xử cũng nhưở giai đoạn trước

đĩ. Mơ hình tố tụng của Việt Nam cĩ thể đưa yếu tố này vào áp dụng một cách hợp lý ở những khía cạnh saụ

Thứ nhất:Phải xác định nguyên tắc là cả Cơ quan điều tra, VKS và Bên bào chữa đều cĩ quyền thu thập chứng cứ theo cách của mình. Việc quyết

định những chứng cứđĩ cĩ giá trị sử dụng hay khơng và sử dụng đến mức độ

nào để xác định sự thật khách quan của vụ án do Tồ án thực hiện tại phiên tồ xét xử. Việc yêu cầu cơ quan giám định do hai bên đối tụng thoả thuận với nhaụ Nếu khơng thoả thuận được thì TP thụ lý vụ án sẽ là người quyết định (xem đề xuất về vai trị của Tồ án và TP dưới đây).

Thứ hai: Tất cả các chứng cứ (là mọi tài liệu, vật chứng, lời khai của những người liên quan) mà cơ quan Điều tra, VKS và Bên bào chữa thu thập

được đều phải dựa vào hồ sơ vụ án hình sự. Tuy nhiên, Hồ sơ vụ án hình sự sẽ

do cơ quan Điều tra và VKS trực tiếp quản lý. Khi tìm được bất kỳ tài liệu hay đồ vật nào cĩ liên quan đến vụ án, Luật sư đều phải giao nộp cho hai cơ

quan trên. Việc giao nộp phải cĩ biên bản chi tiết và các tài liệu, đồ vật đĩ phải được mơ tả đầy đủ về cách thức được tìm ra thế nào, trong hồn cảnh

nàọ BLTTHS cần quy định cơ quan Điều tra và VKS bắt buộc phải đưa những chứng cứ này vào hồ sơ vụ án hình sự. Khi lấy lời khai của bị can, bị

cáo bắt buộc phải cĩ mặt của NBC. Đối với việc phỏng vấn, lấy lời khai của người làm chứng và những người cĩ liên quan khác; cơ quan Điều tra, VKS và NBC phải cĩ quyền ngang nhaụ

Th ba: NBC phải cĩ quyền tiếp cận tới tồn bộ hồ sơ vụ án hình sự. Cả

hai bên đều cĩ trách nhiệm chia sẻ tồn bộ chứng cứ mà mình đã thu thập

được cho nhaụ Khi ra phiên tồ xét xử, mỗi bên khơng được đưa ra chứng cứ

mới mà các bên kia chưa biết, trừ trường hợp cĩ lý do khách quan.

Th tư: TP chỉđược căn cứ vào những chứng cứđược xác định tại phiên tồ xét xử để xác định bị cáo cĩ tội hay khơng cĩ tội, tức là sự thật khách quan của vụ án. Nếu chứng cứ trình bày tại phiên tồ xét xử chưa đủđểđịnh tội thì Tồ án phải tuyên bị cáo khơng cĩ tội; hạn chế việc trả hồ sơđể điều tra bổ sung. Đây là cơ chế mà rất nhiều mơ hình tố tụng học hỏi từ mơ hình tranh tụng. Ngay cả Trung Quốc là nước cĩ mơ hình tranh tụng tương đồng với Việt Nam cũng đã đưa cơ chế này vào áp dụng kể từ năm 1997. Đưa cơ chế này vào áp dụng sẽ làm cho mơ hình tố tụng của Việt Nam thể hiện được sự tơn trọng các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền con người mà Việt Nam tham gia cũng như

quyền cơ bản của cơng dân do Hiến pháp hiện hành quy định.

Cĩ quan điểm cho rằng nếu thực hiện cơ chếđề xuất trên cĩ thể tạo kẽ hở bỏ

lọt tội phạm. Trên thực tế, nĩ sẽ làm cho VKS phải thận trọng và cĩ trách nhiệm hơn khi quyết định truy tố bị can trước Tồ án. VKS cũng sẽ thấy nhu cầu bức thiết phải nâng cao trình độ của mình để xử lý vụ án hình sự một cách tốt hơn và ra các quyết định truy tố chính xác. Khi đĩ, việc bỏ lọt tội phạm khĩ cĩ khả năng xảy ra và thậm chí sẽ giảm được số lượng các vụ việc khơng cĩ dấu hiệu tội phạm tội mà vẫn bị truy tố, giảm oan sai trong hoạt động điều tra, truy tố.

Hồn thiện mơ hình TTHS pha trộn về tranh tụng cần quy định tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của BLTTHS đồng thời sửa đổi nhiều nội dung của BLTTHS năm 2003 cho phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc nàỵ Cụ thể:

- Bỏ quy định Tồ án (HĐXX) cĩ quyền khởi tố vụ án tại Điều 104. - Bỏ quy định tại Điều 222 khi VKS rút tồn bộ quyết định truy tố mà HĐXX vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án giống như trong trường hợp

khơng rút quyết định truy tố. Thay vào đĩ là quy định trong trường hợp này Tồ án chỉ cịn lựa chọn duy nhất là tuyên bản án vơ tội với bị cáọ

- Sửa đổi Điều 196 theo hướng Tồ án trong bất kỳ trường hợp nào cũng khơng được vượt quá giới hạn truy tố của VKS nếu điều đĩ làm bất lợi cho bị

cáọ Tồ án chỉ cĩ thể vượt quá giới hạn truy tố của VKS nếu khơng làm bất lợi cho bị cáo, khơng ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị cáọ

- Sửa Điều 10 của BLTTHS năm 2003 theo hướng xác định Tồ án là cơ

quan thực hiện chức năng xét xử, khơng cĩ trách nhiệm chứng minh tội phạm. Tồ án cũng cĩ nhiệm vụ bảo vệ pháp luật nhưng Tồ án thực hiện nhiệm vụ đĩ thơng qua chức năng xét xử của mình. Tồ án khơng phải là người truy tố

bị cáo nên Tồ án khơng cĩ nghĩa vụ chứng minh tội phạm. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội (Cơ quan điều tra, VKS). Tồ án chỉ cĩ nghĩa vụ chứng minh trong bản án của mình lý do vì sao Tồ án chấp nhận cáo trạng của VKS mà khơng chấp nhận lời bào chữa của Luật sư (khi tuyên bản án kết tội bị cáo) hoặc ngược lại, vì sao Tồ án khơng chấp nhận cáo trạng của VKS mà lại chấp nhận lời bào chữa của Luật sư (khi tuyên bản án vơ tội với bị cáo).

Mơ hình tố tụng tranh tụng cĩ những quy định rất phức tạp và chặt chẽ

về các chứng cứ cĩ thểđược đưa ra sử dụng tại phiên tịạ Trong đĩ, cĩ các quy định như khơng được sử dụng các chứng cứ gián tiếp (chứng cứ nghe nĩi lại), chứng cứ nhằm đánh vào tình cảm của Bồi thẩm đồn… Tố tụng tranh tụng

được thực hiện bằng lời nĩi, một cách cơng khai tại phiên tịạ Các bên sử dụng việc kiểm tra chéo để khẳng định hoặc bác bỏ lời khai của nhân chứng. Do hồn tồn được thực hiện bằng lời nĩi nên mọi chứng cứ viết, chẳng hạn như biên bản của cảnh sát tư pháp cũng khơng được cơng nhận là chứng cứ.

Sở dĩ mơ hình tố tụng tranh tụng cĩ quy định chặt chẽ về chứng cứ như

vậy bởi vì người cĩ thẩm quyền quyết định hành vi của bị cáo là tội phạm hay khơng phải là tội phạm thuộc về Bồi thẩm đồn - là những người khơng cĩ kiến thức pháp luật và cũng khơng cĩ nghiệp vụ xét xử, trong khi đĩ Luật sư

bào chữa và Cơng tố viên là những người chuyên nghiệp, luơn tìm cách chi phối Bồi thẩm đồn. Các quy định chặt chẽ về chứng cứ sẽ giúp cung cấp cho thành viên đồn bồi thẩm những chứng cứ “sạch” để cĩ thể căn cứ vào đĩ đưa ra phán quyết định tội một cách chính xác.

Các luật gia nước ngồi trước đây tuy giải thích và định nghĩa về chứng cứ cĩ khác nhau, nhưng chung quy lại họđều thống nhất với nhau ở tính hình thức và tính phụ thuộc của chứng cứ vào ý chí chủ quan của con ngườị Trong tác phẩm Bàn về chứng cứ tố tụng, Bentham - một triết gia người Anh ở thế

kỷ XVIII đã viết: “Chứng cứ là một sự kiện giả định là cĩ thật, sự kiện ấy

được coi như là một sự kiện đương nhiên cĩ lý do để tin tưởng việc cĩ hay khơng một sự kiện khác”. Trong tác phẩm Học thuyết về chứng cứ tố tụng, Luật gia Vơlađimiarốp người Nga cũng quan niệm chứng cứ như là sản phẩm tư duy của con người, rằng: “Tất cả những gì trong thế giới vật chất, tất cả

những gì mà chúng ta cĩ thể lĩnh hội được trong thế giới tinh thần, đều cĩ thể

trở thành chứng cứ tố tụng”. Theo quan điểm này, chứng cứ chỉ là những sự

kiện giảđịnh được coi là cĩ thật, là lý do “để tin tưởng”, cịn việc tồn tại hay khơng tồn tại một sự kiện thực tế mà chứng cứ phản ánh và sự phù hợp của chứng cứ với sự thật khách quan của vụ án khơng cần quan tâm đến.

Ngày nay, cùng với việc quan tâm đến tính hình thức, tính hợp pháp của chứng cứ, các luật gia phương Tây đã chú ý đến tính xác thực của chứng cứ, rằng “Chứng cứ là vật hợp pháp được đưa ra trước tịa nhằm chứng minh tính xác thực của các sự kiện đã được điều tra”, “Chứng cứ là cái để chứng minh sự tồn tại hay khơng tồn tại của một sự việc liên quan đến vụ án. Chứng cứ

bao gồm: lời khai của người làm chứng, các tài liệu, vật chứng...”, “Tất cả

những gì cĩ thể chứng minh hành vi phạm tội thì được coi là chứng cứ”.

Điều 64. Chứng cứ, BLTTHS năm 2003 quy định rõ: “Chứng cứ là những gì cĩ thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà CQĐT, VKS và TA dùng làm căn cứđể xác định cĩ hay khơng cĩ hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” và chứng cứ được xác định bằng: “vật chứng; Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bịđơn dân sự, người cĩ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Kết luận giám định; Biên bản về hoạt động

điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”.

Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định các chứng cứ thu thập được phải bảo đảm

ĐTV, KSV, TP và Hội thẩm xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy

đủ tinh thần trách nhiệm sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, tồn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết khách quan của vụ án.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ luật bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)