NBC và giám NOnh viên.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ luật bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 88)

Tương phản với vai trò nổi bật của các cơ quan tiến hành tố tụng là vai trò yếu ớt của NBC, thường là Luật sư hoặc Bào chữa viên Nhân dân. Trong

mô hình tố tụng hiện tại, NBC chỉñược xếp vào diện “những người tham gia tố tụng” và không ñược coi là phía ñối tụng của các “cơ quan tiến hành tố

tụng” trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ việc.

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, thực trạng tranh tụng của ñội ngũ luật sư còn nhiều bất cập, chưa bảo ñảm thực hiện hoạt ñộng tranh tụng bình ñẳng trong TTHS. Cụ thể là:

- Số lượng luật sư hiện có chiếm tỷ lệ rất thấp so với dân số (trung bình cứ 14.000 người dân thì có một luật sư). Bên cạnh ñó, có sự chênh lệch khác lớn trong phát triển ñội ngũ luật sư giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa ñồng bằng và miền núị Số lượng luật sư hiện nay chưa ñủñểñáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Tỷ lệ luật sư tham gia vào quá trình TTHS trong các vụ án hình sự còn quá thấp so với nhu cầu thực tế. Theo ñánh giá của Bộ Tư pháp, chỉ có khoảng 20% các vụ án hình sự trong cả nước có sự tham gia của luật sư. Ở

nhiều ñịa phương, ñặc biệt là các tỉnh miền núi, các tỉnh ở vùng sâu, vùng xa, số lượng luật sư không ñủñể thực hiện bào chữa ngay cả trong các vụ án bắt buộc phải có sự tham gia của luật sư khiến cho nhiều vụ án phải tạm hoãn, kéo dài thời gian xét xử, gây khó khăn cho các CQTHTT. Sự thiếu vắng của luật sư trong các vụ án hình sự là một yếu tố không bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự gây ảnh hưởng ñến chất lượng giải quyết vụ án. Theo Báo cáo số 87/BC-BCS ngày 14/11/2008 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về Sơ kết ba năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp ñến năm 2020, trong ba năm (2005-2007), trong số 179.091 vụ án hình sự, chỉ có 40.663 vụ án hình sự (chiếm 22,7%) có luật sư tham gia tố tụng. Theo phân tích số liệu ñiều tra cho thấy nhu cầu luật sư của xã hội có tiềm năng rất lớn nhưng ñội ngũ luật sư hiện nay lại chưa ñáp ứng ñược nhu cầu ñó. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng luật sư

thất nghiệp lại khá caọ Ngay cả thành phố Hồ Chí Minh, nơi có hoạt ñộng kinh doanh thương mại phát triển nhất trong cả nước với nhu cầu về dịch vụ pháp lý của người dân, của doanh nghiệp tương ñối cao vẫn còn thực trạng các luật sư

rơi vào tình trạng thất nghiệp. Trong số 1500 luật sư của Đoàn luật sư thành phố

thấy chất lượng của ñội ngũ luật sư chưa khiến cho người dân tin tưởng. Mặt khác, một số bị can, bị cáo, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, dù có mong muốn cũng không ñủñiều kiện nhờ luật sư bào chữa cho mình.

- Quy mô hành nghề luật sư ở nước ta còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, các tổ chức hành nghề luật sư ña phần chỉ là các văn phòng luật sư với quy mô nhỏ, từ hai ñến ba luật sư. Do ñó, khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý còn khiêm tốn, chưa ñáp ứng ñược nhu cầu của toàn xã hộị Thậm chí, chạy theo tiêu chí khi ký kết hợp ñộng dịch vụ pháp lý, tại phiên tòa, nhiều Luật sư chỉ

quan tâm ñến việc phân tích hoàn cảnh, ñiều kiện phạm tội ñể ñề xuất mức hình phạt, không dựa trên cơ sở quy ñịnh của pháp luật. Đó cũng chính là vấn

ñề lớn khi chính Luật sư làm mất lòng tin của người dân ñối với dịch vụ pháp lý mà họñã sử dụng. Có thể nói, ñây cũng là một mối hiểm họa lớn ñối với tranh tụng trong TTHS.

- Mạng lưới trợ giúp pháp lý phân bố chưa thực sự hợp lý, mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, khu vực ñô thị phát triển mà chưa có sự phát triển

ñồng ñều tại các ñịa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có ñiều kiện kinh tế khó khăn. Chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý nhìn chung còn thấp, ñội ngũ

cộng tác viên trợ giúp pháp lý chưa ñồng ñều về trình ñộ, năng lực cũng như

sự nhiệt tình tham gia hoạt ñộng trợ giúp pháp lý. Bên cạnh ñó là sự hạn chế

trong nhận thức về trách nhiệm, ñạo ñức nghề nghiệp trong hoạt ñộng trợ giúp của một bộ phận luật sư, tư vấn viên pháp luật; ñồng thời, nguồn tài chính hạn hẹp, chủ yếu từ ngân sách nhà nước và các dự án hợp tác quốc tế, chưa có cơ

chế huy ñộng và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hộị

Theo quy ñịnh của BLTTHS 2003, NBC có thể tham gia vụ việc từ khá sớm: có thể từ lúc người bị tạm giữ hay bị khởi tố bị can. Bộ luật cũng quy

ñịnh NBC cũng có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ hay hỏi cung bị can; NBC cũng có quyền gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

ñang bị tạm giam. Tuy nhiên, Luật lại không quy ñịnh nghĩa vụ tương ứng của các cơ quan Điều tra hay VKS. Như ñề cập trên ñây, việc bổ sung các chứng cứ do NBC thu thập ñược vào hồ sơ hình sự ñều phải thông qua các cơ quan tiến hành tố tụng. Luật cũng không quy ñịnh NBC ñược ñọc, ghi chép và sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án hình sự mà chỉñược ñọc, ghi chép và

sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan ñến việc bào chữa sau khi kết thúc ñiều tra theo quy ñịnh của pháp luật. Những quy ñịnh trên mang tính hạn chế hoặc mập mờ như vậy gây không ít khó khăn cho NBC trong việc phát huy vai trò của mình trong quá trình tố tụng. Thậm chí, những quy ñịnh ñó thiếu hẳn một cơ chế khách quan bảo ñảm cho NBC thực hiện quyền tố tụng, làm cho NBC ñôi khi rơi vào tình trạng không bảo vệñược quyền của chính mình. Ví dụ trường hợp khi cơ quan Điều tra gây khó khăn ñể NBC không gặp ñược bị can hay không cho NBC tiếp cận hồ

sơ vụ án kịp thời, NBC sẽ chỉ có cách xử lý duy nhất là khiếu nại theo con

ñường hành chính. Trong trường hợp ñó, người giải quyết lại chính là cấp trên của người ñã gây khó khăn cho NBC.

Sự mờ nhạt của vai trò NBC trong mô hình tố tụng Việt Nam hiện tại thể

hiện rõ nhất trong giai ñoạn xét xử. Trong giai ñoạn này, vai trò của NBC ñược coi là ñại diện cho bên bào chữa, hoàn toàn không cân sức so với vai trò của KSV, ñại diện cho bên buộc tộị Ngoài việc kiểm soát những gì sẽñược ñưa vào hồ sơ hình sự, KSV còn có ñiều kiện pháp lý ñểñịnh hướng trước phiên toà xét xử bằng việc ñưa vào trong hồ sơ hình sự một văn bản ñề nghị danh sách những người ñược triệu tập ñể xét hỏi trước Toà và trình tự xét hỏị Dựa trên danh sách này Toà án sẽ quyết ñịnh về người ñược triệu tập và trình tự xét hỏị Trong khi

ñó, NBC hoàn toàn không có ñiều kiện pháp lý tác ñộng lên quá trình nàỵ Do

ñó thường xảy ra là NBC ra phiên toà không ñược xét hỏi nhân chứng của mình mà lại là nhân chứng ñược ñề xuất vì mục ñích buộc tội của VKS.

Tại phiên toà xét xử, vai trò của KSV còn nổi bật hơn NBC rất nhiều, cả

về khía cạnh hình thức và thủ tục. Tuy nhiên, KSV mặc dù giữ quyền công tố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tại phiên tòa nhưng lại chưa coi việc tranh luận là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình nên chỉ tranh luận chiếu lệ, thậm chí không tranh luận, có xu hướng giữ

nguyên cáo trạng cho an toàn. Các KSV chưa ý thức ñược ñầy ñủ quyền và nghĩa vụ của mình dẫn ñến tình trạng thiếu sự chủñộng, tích cực trong tranh tụng tại phiên tòa ở nhiều nơị Trong giai ñoạn xét hỏi, nhiều KSV còn thụ ñộng, có tâm lý ỷ lại vào HĐXX. Việc thực hành quyền công tố của KSV tại TA chưa ñáp ứng ñược yêu cầu bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. KSV ít tham gia xét hỏi và tranh luận; chất lượng luận tội chưa cao; còn nhiều

h n chế trong việc chuẩn bị bản luận tội trước khi tham gia phiên tòạ Các KSV thường ñưa nguyên vẹn nội dung ñã nêu trong cáo trạng vào bản luận tội mà thiếu phần luận chứng khiến cho ñề xuất áp dụng hình phạt ñối với bị cáo chưa thực sự phù hợp và thiếu sức thuyết phục.

VKSND luôn có hai chức năng là công tố và giám sát việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực tư pháp. Tại phiên toà, họ thực hiện cả hai chức năng này, nghĩa là một mặt họ là một bên trong vụ án hình sự, mặt khác họ lại là người giám sát chính người ñang xét xử vụ án họ ñang thụ lý, tức là Toà án. Hai chức năng này thường ñược thực hiện bởi cùng một hoặc hai KSV tại phiên toà xét xử mà không tách bạch với nhaụ Điều này dẫn tới bất cập trong việc xác ñịnh vị trí của KSV tại phiên toà. Chức năng giám sát ñặt KSV ngang với HĐXX nên về mặt hình thức, vị KSV, thay vì phải có chỗ ngồi ngang hàng với NBC ñể thể hiện sự công bằng thì thường ngồi cao hơn và ngang với vị trí của HĐXX. Sự phân biệt này, tuy là hình thức, song phản ánh quan ñiểm phân ñịnh vị trí các chủ thể tham dự phiên toà và tác ñộng không nhỏ tới các thủ tục diễn ra tại phiên toà.

Phiên toà xét xử hình sự diễn ra theo một trật tự theo pháp luật quy ñịnh. Sau thủ tục bắt ñầu phiên toà, KSV sẽñọc cáo trạng mà thực chất là một Bản luận tội kèm theo tội danh và khung hình phạt.Tương ứng với bản luận tội này không có lời ñáp nào từ phía gỡ tội mà phiên toà ñi ngay vào thủ tục xét hỏị Thực chất thủ tục này là xét hỏi các nhân chứng và những người liên quan ñể

xác minh các chứng cứ trong hồ sơ vụ án do VKS gửi cho Toà án. Trình tự xét hỏi luôn bắt ñầu bằng TP, hội thẩm rồi tới KSV và NBC.Trình tự xét hỏi xong, KSV trình bày lời luận tội, mà thực chất ñây là lời luận tội thứ haị Sau ñó, NBC, lần ñầu tiên trong suốt phiên toà mới ñược trình bày quan ñiểm của mình.Đó cũng ñược coi là ý kiến tranh luận ñối với luận tội của KSV. Sau khi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của mình, KSV có cơ hội thứ ba ñểñưa ra ý kiến và lập luận của mình trước khi HĐXX nghị án và Toà án. Như vậy, theo quy ñịnh của pháp luật hiện hành, trong suốt quá trình xét xử, nếu NBC chỉ có một cơ hội nói lên ý kiến và lập luận của mình thì KSV có tới ba cơ hội tương tự ñể khẳng ñịnh ý kiến của mình, trong ñó cú cơ hội

trục chính là luận tội mà KSV ñưa rạ NBC rất ít cơ hội có thể lái phiên toà xét xử theo một hướng khác.

Rõ ràng sự chênh lệch vị trí, vai trò giữa KSV và NBC trong mô hình TTHS Việt Nam hiện hành một mặt làm cho mô hình tố tụng ñó có xu hướng buộc tội ñối với bị cáọ Mặt khác, nó làm cho mô hình tố tụng không tận dụng

ñược nguồn chứng cứ cũng như trí tuệ chuyên nghiệp của NBC, cụ thể là Luật sư, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ luật bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 88)