Thông qua biện pháp chấn chỉnh

Một phần của tài liệu GIAO TRINH QUAN TRỊ CHIEN LUOC THẦY TRƯƠNG QUANG DŨNG (Trang 139)

Chƣơng 9: KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC

9.2.6. Thông qua biện pháp chấn chỉnh

Năm bước đầu tiên trong qui trình kiểm tra nhằm tạo ra khả năng để ban lãnh đạo thực hiện bước thứ sáu: đề ra biện pháp chấn chỉnh. Cần xem xét lại năm vấn đề chung cần chấn chỉnh sau đây:

Thứ nhất: Xem xét lại tiêu chuẩn.Tuy không phải là trường hợp thường gặp nhưng một điều hoàn toàn có thể xảy ra là tiêu chuẩn đề ra không phù hợp với các mục tiêu và chiến lược đã chọn. Ví dụ, doanh nghiệp có thể đề ra mục tiêu liên quan đến việc giảm chi phí lưu kho nhưng đồng thời lại đề ra tiêu chuẩn là giảm lượng tồn kho trung bình với một số lượng cụ thể nào đó. Việc giảm lượng hàng tồn kho trung bình có thể làm giảm hoặc không giảm tổng số chi phí lưu kho vì chi phí đặt mua hàng có thể tăng lên. Vì vậy việc đi chệch so với tiêu chuẩn đề ra thực tế có thể vẫn dẫn đến hoàn thành mục tiêu đã định.

Thứ hai, xem xét lại mục tiêu. Nêu tiêu chuẩn đề ra phù hợp với mục đích đã định thì ban lãnh đạo có thể nhận thây là bản thân các mục tiêu đó không còn phù hợp trong điều kiện môi trường hiện thời. Những thay đổi đột ngột ngoài dự kiến như lãi suất ngân hàng, có thể làm cho các mục tiêu mà doanh nghiệp hoạch định một cách công phu nhất cũng trở nên lỗi thời. Trong tình huống như vậy, một điều hợp lý và dễ nhận thấy là phải tiến hành điều chỉnh mục tiêu chứ không nên điều chỉnh tiêu chuẩn kết quả.

Thứ ba, xem xét lại các chiến lược.Nếu các mục tiêu và tiêu chuẩn vẫn còn thích hợp thì sự sai lệch kết quả thực hiện có thể do chiến lược không còn phù hợp. Ví dụ, ban lãnh đạo có thể nhận ra rằng chiến lược đề ra ban đầu là phát triển thị trường, trong đó đề ra việc thiết lập các mạng lưới bán lẻ mới. Nhưng một số hạng mục xây dựng các mạng lưới như vậy đã phải huỷ bỏ giữa chừng khi lãi suất ưu đãi tiền vay ngân hàng tăng.

Thứ tư, xem xét lại cơ cấu tổ chức, các hệ thống nguồn lực hỗ trợ. Nhiều khi kết quả đạt được không đạt yêu cầu có thể do cơ cấu tổ chức, các hệ thống hoặc nguồn lực hỗ trợ không đáp ứng được yêu cầu thực hiện. Nếu không có các yếu tố này thì việc thực hiện chiến lược đề ra có nguy cơ không đạt được thành công. Ban lãnh đạo có thể xem xét lại cơ cấu tổ chức bằng cách bổ sung thêm cán bộ quản trị mại vụ cấp vùng hoặc quận/huyện khi sự mở rộng địa bàn tiêu thụ không mang lại kết quả mong muốn về số hàng bán ra. Sự đổ bộ ào ạt của đối thủ cạnh tranh với những sản phẩm mới có thể làm ảnh hưởng đến các sản phẩm mới của hãng. Vì vậy có thể ban lãnh đạo cần mở rộng hệ thống thông tin quản lý của mình nhằm thu thập các luồng thông tin về sự cạnh tranh. Việc tăng cường nguồn lực, ví dụ như tiền vốn, là cần thiết để thực hiện thắng lợi bất kỳ chiến lược nào như hội nhập thuận chiều hoặc ngược chiều.

Thứ năm, xem xét lại các biện pháp thực hiện. Hình thức điều chỉnh thường gặp nhất, đặc biệt nếu qui trình hoạch định chiến lược đã được thực hiện tương đối thành công, là điều chỉnh các biện pháp thực hiện. Nhiều khi việc điều chỉnh này là chính xác hoá một hoặc nhiều thủ pháp thực hiện. Ví dụ về hình thức điều chỉnh này là tăng cường sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân viên, có biện pháp khuyến khích tích cực hơn, và xác định tiến độ thực hiện hợp lý hơn. Phần lớn các điều chỉnh nêu trên do các cán bộ quản trị cấp bộ phận chức năng đề ra và thực hiện.

Ban lãnh đạo cần nhớ là việc điều chỉnh một trong các lĩnh vực nêu trên có thể đòi hỏi phải điều chỉnh một hoặc nhiều yếu tố khác. Ví dụ, khi điều chỉnh mục tiêu thì thường phải đưa ra các chiến lược tiêu chuẩn, nguồn lực, biện pháp và có thể cơ cấu tổ chức và các hệ thống khác. Các chiến lược mới thường không bắt buộc phải có mục tiêu và các tiêu chuẩn mới, nhưng có thể cần thiết phải có những

điều chỉnh về các yếu tố khác. Ở một thái cực khác, việc chính xác hoá các biện pháp thực hiện thường không đòi hỏi phải có thêm những điều chỉnh lớn.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƢƠNG 9

1) Tại sao cần phải kiểm tra, đánh giá chiến lược trong quá trình thực hiện chiến lược?

2) Thảo luận các nội dung cần tiến hành kiểm tra, đánh giá chiến lược? Liên hệ thực tiễn tình hình kiểm tra, đánh giá chiến lược của doanh nghiệp của anh (chị) hoặc một doanh nghiệp mà anh chị biết?

3) Thảo luận về các tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá chiến lược? Liên hệ thực tiễn về các tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá chiến lượctại doanh nghiệp của anh (chị) hoặc một doanh nghiệp mà anh chị biết?

4) Thảo luận các phương pháp do lường kết quả thực hiện chiến lược? Liên hệ thực tiễn về các phương pháp do lường kết quả thực hiện chiến lượccủa anh (chị) hoặc một doanh nghiệp mà anh chị biết?

Một phần của tài liệu GIAO TRINH QUAN TRỊ CHIEN LUOC THẦY TRƯƠNG QUANG DŨNG (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)