Chƣơng 5: CHIẾN LƢỢC CÔNG TY
5.2.1.1. Các chiến lược tăng trưởng tập trung
Các chiến lược này đề cập đến cách thức mà doanh nghiệp tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh hiện tại của mình. Để tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh hiện tại, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược xâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm, hoặc đồng thời hai hay nhiều chiến lược này.
Chiến lƣợc xâm nhập thị trƣờng
Chiến lược xâm nhập thị trường là chiến lược mà doanh nghiệp tăng trưởng bằng cách đẩy mạnh việc bán những sản phẩm hiện tại vào các phân khúc thị trường hiện tại. Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp về bán hàng như xúc tiến bán, khuyến mại, quảng cáo, truyền thông… Một trong những biện pháp thường thấy nhất đó là việc tung ra các chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp để đẩy mạnh việc bán sản phẩm của mình.
Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng
Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược mà doanh nghiệp tăng trưởng bằng cách tăng nhận dạng và phát triển thêm những phân khúc thị trường mới cho các sản phẩm hiện tại. Trong chiến lược này người ta chú trọng nhiều đến các biện pháp nghiên cứu thị trường, tạo và kích thích nhu cầu, truyền thông nâng cao nhận biết về sản phẩm trên những phân khúc thị trường mới.
Chiến lƣợc phát triển sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược mà doanh nghiệp tăng trưởng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng hay cải tiến sản phẩm hiện tại hoặc tung ra những sản phẩm mới để bán vào những phân khúc thị trường hiện tại. Trong chiến lược này người ta chú trọng nhiều đến các biện pháp thông qua các biện pháp nghiên cứu thị trường để nắm nhu cầu, cải tiến hoặc thiết kế sản phẩm mới.
Ưu điểm của các chiến lược tăng trưởng tập trung là giúp các doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực để tăng trưởng trong ngành nên nguồn lực không bị dàn trải. Tuy nhiên nhược điểm của nó là có thể dẫn đến rủi ro cao và khó có thể phát triển nhanh, đặc biệt là hoạt động trong những ngành không chắc chắn.