Phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu GIAO TRINH QUAN TRỊ CHIEN LUOC THẦY TRƯƠNG QUANG DŨNG (Trang 42)

Chƣơng 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG

3.1.1.2. Phát triển công nghệ

Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động giá trị trong một tổ chức. Nó ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động rộng lớn từ việc phát triển sản phẩm và quá trình tới việc nhận đơn hàng và phân phối sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng. Điều này có nghĩa là sự phát triển công nghệ vượt ra ngoài khái niệm phát triển và nghiên cứu

truyền thống. Nói cách khác, phát triển công nghệ mở rộng xa hơn những công nghệ chỉ được áp dụng cho một mình sản phẩm. Những ngành công nghiệp chủ yếu của Mỹ như ô tô và sắt thép, nhận thấy nhu cầu đầu tư vào phát triển công nghệ để đạt tới lợi thế cạnh tranh lâu dài. Sự suy giảm của những ngành công nghiệp này trong những năm 70 là một phần do những định hướng gắn hạn của chúng, bao gồm chú trọng quá mức tới báo cáo lời lỗ theo quý và sự lờ đi các hoạt động phát triển công nghệ.

Tuy nhiên, các nhà quản trị cũng cần thấy rằng đầu tư vào công nghệ cũng là một nguồn của rủi ro cho các hoạt động kinh doanh. Không chỉ là những khoản đầu tư lớn được thực hiện mà còn có rất nhiều bất trắc liên quan tới nhiều nhân tố, sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, sự bắt chước một cách nhanh chóng của đối thủ cạnh tranh, và sự thay đổi ngay trong công nghệ.

3.1.1.3. Mua sắm

Mua sắm đề cập tới chức năng thu mua các yếu tố đầu vào được sử dụng trong dây chuyền giá trị của doanh nghiệp. Những hoạt động này bao gồm nguyên liệu, năng lượng, nước và những yếu tố đầu vào khác được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất cũng như máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Các nhân tố đầu vào được thu mua là quan trọng đối với các hoạt động chủ yếu cũng như đối với các hoạt động hỗ trợ. Ví dụ, quyết định lựa chọn một nhà quảng cáo cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm sự tham gia to lớn về mặt tài chính và có thể có sự ảnh hưởng rất lớn tới doanh số và năng lực lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí cho các yếu tố đầu vào là vào khoảng 60% doanh số của phần lớn các doanh nghiệp. Do vậy, các nhà quản trị phải thấy rằng ngay cả khi tiết kiệm một tỉ lệ nhỏ trong những chi phí này cũng có thể có những ảnh hưởng to lớn đến năng lực lợi nhuận của doanh nghiệp. Các hoạt động mua sắm được hoàn thiện - như việc giám sát chặt chẽ các hư hỏng - có thể dẫn tới yếu tố đầu vào có chất lượng tốt hơn với mức chi phí thấp. Hơn nữa, những hoạt động khác có liên quan tơí việc tiếp nhận và sử dụng những yếu tố đầu vào cũng có thể được hoàn thiện.

Hệ thống đúng lúc (Just-In-Time, JIT) đã đạt được sự gia tăng to lớn và trở thành phổ biến trong những năm gần đây trong các công ty Nhật Bản, châu ÂU và Bắc Mỹ. JIT hướng tới mục tiêu của sản xuất với chi phí thấp, chất lượng cao và

đúng lúc bằng việc loại trừ việc tích luỹ tồn kho giữa các bước tiếp nhau trong quá trình sản xuất và bằng việc giảm thiểu sự vô tác dụng của các năng lực dư thừa và sự lười biếng của người lao động. Tiếp cận này làm giảm thời gian và chi phí thiết lập ban đầu, và các nhà cung cấp của doanh nghiệp trở thành năng lực tồn trữ được mở rộng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các nhân tố như các nhà cung cấp ở xa, chất lượng kém của các bộ phận được cung cấp, hệ thống vận tải thiếu tin cậy và kháng cự từ những người lao động, vì vậy không phải tất cả các áp dụng JIT đều thành công.

Một phần của tài liệu GIAO TRINH QUAN TRỊ CHIEN LUOC THẦY TRƯƠNG QUANG DŨNG (Trang 42)