Các chiến lược đa dạng hóa

Một phần của tài liệu GIAO TRINH QUAN TRỊ CHIEN LUOC THẦY TRƯƠNG QUANG DŨNG (Trang 70)

Chƣơng 5: CHIẾN LƢỢC CÔNG TY

5.2.1.2. Các chiến lược đa dạng hóa

Các chiến lược đa dạng hóa thực chất là các chiến lược mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh hoặc các đơn vị kinh doanh theo hướng trở thành tập đoàn. Trong chiến lược này thường có 3 phương án mở rộng: 1) Chiến lược đa dạng hóa hàng dọc; 2) Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm; 3) Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang

Chiến lƣợc đa dạng hóa hàng dọc

Chiến lược đa dạng hóa hàng dọc hay còn gọi là chiến lược kết hợp dọc là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộng thêm hoạt động kinh doanh hoặc tăng quyền sở hữu hay kiểm soát về phía các nhà cung cấp hoặc về phía nhà phân phối hay khách hàng của mình. Trong chiến lược này người ta có thể chia thành chiến lược kết hợp dọc về phía trước và chiến lược kết hợp dọc về phía sau. Trong đó, chiến lược kết hợp dọc về phía trước là việc mở rộng thêm hoạt động kinh doanh hoặc tăng quyền sở hữu hay kiểm soát về phía các nhà cung cấp. Còn chiến lược kết hợp dọc về phía saulà việc mở rộng thêm hoạt động kinh doanh hoặc tăng quyền sở hữu hay kiểm soát về phíanhà phân phối hay khách hàng.

Thường thì một doanh nghiệp mới thành lập, ban đầu họ mới chỉ tập trung vào hoạt động chính. Sau đó họ sẽ dần mở rộng việc làm chủ dây truyền công nghệ của mình thông qua việc tự làm hoặc thành lập công ty con, công ty liên kết để đảm bảo hoạt động đầu vào hay đầu ra của mình. Ví dụ như những công ty sản xuất đường thường có chính sách đầu tư cơ sở trồng mía hoặc hỗ trợ nông dân trồng mía

để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho mình. Hay tập đoàn than khoáng sản Việt nam những năm gần đây có xu hướng đầu tư vào hoạt động sản xuất nhiệt điện…

Ưu điểm của các chiến lược này là đảm bảo và phối hợpcác hoạt động đầu vào, vận hành và đầu ra quan trọng của doanh nghiệp tốt hơn; giảm áp lực của nhà cung ứng hay khách hàng, giữ bí mật về công nghệ… Song nó cũng có thể làm mất cơ hội lựa chọn nếu xuất hiện nhà cung ứng tốt trong tương lai và bị dàn trải nguồn lực. Vì vậy nó chỉ được các doanh nghiệp thực hiện khi quy mô và ở những khu vực hoạt động đủ lớn.

Chiến lƣợc đa dạng hóa đồng tâm

Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm là chiến lược mà doanh nghiệp bổ sung thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ mới bổ trợ cho hoạt động kinh doanh chính của họ theo hướng đồng tâm. Ví vụ như các công ty du lịch lữ hành thường bổ sung các hoạt động đại lý bán vé máy bay, vận tải, nhà nghỉ, resort… để hỗ trợ sản phẩm chính là du lịch lữ hành của mình.

Ưu điểm của chiến lược này là tạo ra sản phẩm hỗ trợ cho sản phẩm chính để tăng thêm giá trị của sản phẩm, đồng thời việc mở rộng này cũng ít bị rủi ro vì có thị trường liên kết. Tuy nhiên chiến lược này cũng có hạn chế vì phạm vi mở rộng có giới hạn và nguồn lực dàn trải… Nên nó cũng thường được thực hiện khi quy mô đủ lớn.

Chiến lƣợc đa dạng hóa hàng ngang

Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang là chiến lược mà doanh nghiệp đầu tư mở rộng sang những ngành, lĩnh vực không liên quan gì với không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh hiện tại. Việc mở rộng này thực chất là đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư. Ví dụ: Tập đoàn Hoàng anh Gia lai, ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ nhưng sau đó họ đã mở rộng sang những lĩnh vực kinh doanh mời không có liên quan gì đến chế biến gỗ như: Resort, bất động sản, thủy điện…

Ưu điểm của chiến lược này là doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào những ngành mới đang hấp dẫn. Tuy nhiên hạn chế của chiến lược này là khó có kiểm soát được các ngành nghề mới vì không phải là sở trường và nguồn lực dàn trải.

Một phần của tài liệu GIAO TRINH QUAN TRỊ CHIEN LUOC THẦY TRƯƠNG QUANG DŨNG (Trang 70)