67 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUỖI KHÁCH SẠN THUỘC SAIGONTOURIST TRÊN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỆ THỐNG KHÁCH SẠN TỪ 3 – 5 SAO CỦA SAIGONTOURIST TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 77)

LƯỢNG CHUỖI KHÁCH SẠN THUỘC SAIGONTOURIST TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Nam lên hàng thứ 6/10 nước có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất thế giới (WTTC). Cần nhìn nhận rằng, khi mối quan hệ ngoại giao phát triển thì Việt Nam lại có một thị trường khách du lịch đầy tiềm năng: thị trường khách Việt Kiều - lượng khách du lịch rất thường xuyên và có xu hướng ngày càng tăng. Đây là một trong những thuận lợi riêng của ngành du lịch và hàng không Việt Nam.

4.1 Những thuận lợi: Để du lịch đạt được những thành tựu như hiệnnay, Việt Nam có những thuận lợi sau: nay, Việt Nam có những thuận lợi sau:

Thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam cảnh quan thiên nhiên phong phú với rừng nguyên sinh, núi đồi và đặc biệt là bờ biển dài chạy dọc theo đất nước

được UNESCO xếp vào danh sách bờ biển đẹp của thế giới như: Lăng Cô, Nha Trang,..

Đặc điểm khí hậu nóng ẩm, thời tiết khá ôn hòa so với những quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Nét đô thị của Việt Nam mang những dáng dấp riêng. Miền Bắc có Thủ đô Hà Nội mang nét cổ kính, lãng mạn. Miền Trung có Huế – Cố đô cổ kính với những cung điện, đền, đài, lăng tẩm; hay Phố cổ Hội An mang dáng dấp khu đô thị của thế kỷ 18. Miền Nam có TPHCM với sự pha trộn giữa kiến trúc Pháp xưa và nét hiện đại của một thành phố năng động; hay Đồng bằng sông Cửu Long –

miền sông nước.

Con người Việt Nam thân thiện, mến khách, không có sự phân biệt sắc tộc hay văn hóa.

Văn hóa Á Đông thể hiện rõ nét trong cuộc sống của người dân. Đa dạng văn hóa của 54 dân tộc tạo nét văn hóa riêng. Bề dày lịch sử dân tộc đáng tự hào của người Việt cũng là yếu tố mà du khách muốn khám phá.

Đường lối chính trị ôn hòa tạo sự ổn định trong đời sống kinh tế – xã hội. Quan hệ ngoại giao không phân biệt tiếp bước cho tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, góp phần cho sự giao thoa văn hóa dân tộc giữa các nước. Cải cách các chính sách và hệ thống pháp luật cùng các quy chế để tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, ngoại giao, du lịch.

Những thuận lợi trên là động lực trực tiếp đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong những năm gần đây.

Tuy sự tăng trưởng du lịch Việt Nam được đánh giá cao, nhưng so với những nước trong khu vực như Thailand, Malaysia, Singapore thì Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Vấn đề ở đây chính là sự đầu tư cho phát triển nhanh và toàn

diện trong lĩnh vực du lịch của các nước bạn. Nếu so sánh tỷ lệ tăng trưởng về du

lịch thì Việt Nam đang là một trong những nước dẫn đầu. Nhưng nếu so sánh số lượt khách quốc tế thì con số gần 4 triệu lượt khách của Việt Nam còn một khoảng cách rất xa so với với 16 triệu lượt khách quốc tế của Malaysia, hơn 7 triệu lượt khách của Đảo quốc Singapore hay Thailand vừa hồi phục sau thảm họa sóng thần thì con số này đã đạt đến 13,38 triệu lượt khách (1). Vấn đề đặt ra là vì sao các nước này có tiềm năng du lịch ít hơn Việt Nam, nhưng lại thu hút khách du lịch nhiều gấp 3 lần Việt Nam? Đây không phải là một ẩn số không có giải đáp, mà bằng

1Nguồn: Thống kê năm 2005 của Cục Xúc tiến Du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỆ THỐNG KHÁCH SẠN TỪ 3 – 5 SAO CỦA SAIGONTOURIST TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 77)