5. Cấu trúc luận văn
3.2.3.1. Nhịp điều trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu
Với kiểu truyện không có chuyện, lối kết cấu nương theo dòng hồi tưởng, dòng ý thức của nhân vật, với nhiều đoạn trữ tình ngoại đề, độc thoại nội tâm và cách viết câu văn dài, Đỗ Chu đã tạo cho truyện ngắn của mình một điều hồn riêng, một nhịp điệu riêng – chậm rãi, khoan thai, nhẩn nha. Nhà phê bình Văn Chinh đã đánh giá cao về lối viết thung dung, tự nhiên và giàu nhạc điệu này của ông: “Đỗ Chu là nhà văn có năng lực làm chủ ngòi bút của mình. Truyện của anh thường có bố cục công phu, nghiêm túc. Văn mạch đi thung dung, nhàn nhã, tự nhiên mà như những trái chín cây. Văn anh giàu biểu cảm, duyên dáng nhưng không ẻo lả. Dù truyện dài trăm trang nhưng đều
nằm gọn hết trong một nhạc điệu trầm và trang trọng, làm tĩnh tâm bạn trước khi tiếp nhận những tư tưởng sắc sảo, cao thượng” [22]. Nhịp điệu trần thuật này thể hiện rất rõ qua số lượng biến cố trong truyện ngắn Đỗ Chu. Likhachop đã nhận định: “Với một biến cố thật lớn, xảy ra trong một thời gian rất ngắn gây ấn tượng về sự vận động nhanh chóng của thời gian. Ngược lại biến cố ít sẽ gây ấn tượng về sự chậm chạp”. Nhà văn Đỗ Chu đã thấu hiểu rất rõ quy luật này. Bởi vậy để tạo ra nhịp điệu thung dung, chậm rãi cho tác phẩm của mình, ông đã xây dựng truyện ngắn với rất ít những biến cố, sự kiện. Truyện ngắn của Đỗ Chu thường ít có những biến cố lớn mà chỉ chủ yếu
xoay quanh một vài sự kiện đơn giản, bình dị, thường nhật. Đó là truyện Mùa
cá bột, từ đầu đến cuối câu chuyện, đọng lại trong tâm thức người đọc là
không khí lao động miệt mài và cuộc sống chí tình, chí nghĩa của người dân vùng sông nước trong hợp tác xã lúc mùa cá bột. Hay cái gọi là sự kiện mà
nhà văn Đỗ Chu xây dựng trong Đường qua nhà là chuyện anh lính tranh thủ ghé về nhà trên đường hành quân ra trận. Trong truyện Một người lính trở về,
đó là sự kiện Nghĩa trở về công trường làm việc sau mười năm chiến đấu trên
mặt trận ác liệt, hay trong Quanh một bàn tiệc, cốt truyện xoay quanh một sự
kiện nhân vật tôi đi dự đám cưới của con một người bạn học…
Không chỉ ít xây dựng biến cố, sự kiện, nhà văn Đỗ Chu còn không tập trung miêu tả những biến cố, sự kiện ấy để đẩy chúng thành cao trào mà ông lại dụng công làm loãng mạch truyện đi bằng cách đào sâu vào miêu tả tâm lí, nội tâm của nhân vật hoặc từ thời hiện tại chứa sự kiện, nhà văn quay ngược thời gian, đẩy mạch truyện chìm dần vào quá khứ, nương theo dòng hồi ức của nhân vật. Chính những dòng hồi ức này đã tạo một lực ma sát cản trở tiến trình phát triển của sự kiện, chúng giống như một thứ phanh làm cho nhịp điệu trong truyện ngắn của Đỗ Chu trở nên chậm rãi, khoan thai. Những dòng hồi ức cũng vì thế mà chiếm một dung lượng lớn trong tác phẩm của ông. Ở
của nhân vật Tuân về gia đình, quê hương, về cô giáo Nhâm và cả người bạn
gái thời hoa niên bên núi Voi. Hay trong truyện ngắn Ráng đỏ, dòng hồi
tưởng của Hàm cũng chiếm dung lượng tới 43/50 trang.
Có thể nói văn Đỗ Chu là thứ bền lâu, thứ trầm tư để suy ngẫm; đẹp mà không mong manh, hay ồn ào. Chưa khi nào ông chạy theo chủ nghĩa hình thức, model. Truyện ngắn của ông mang hồn cốt Á Đông; cụ thể là vùng văn hóa Kinh Bắc, nơi ông sinh thành. Chính vì vậy, với tốc độ sống chóng mặt như cuộc sống hiện đại hôm nay, nhiều người trẻ có thể khó tiếp cận. Truyện ngắn Đỗ Chu không bao giờ dành cho kẻ đọc nhanh, thời thượng. Nó là sự nhẩn nha sống chậm, soi kĩ vào đáy thẳm của tâm hồn từng con người, từng giai tầng, ở từng cảnh đời, buộc người đọc phải sống chậm lại, nhẩn nha cùng tác giả; như ăn chậm nhai kĩ để thụ hưởng tới kiệt cùng giá trị của văn hóa Việt. Với việc sử dụng đắc địa nhịp điệu trần thuật như vậy, Đỗ Chu vừa có khả năng phản ánh đời sống hiện thực bằng cái nhìn chiệm nghiệm, vừa tạo ra những khoảng lặng nghệ thuật để độc giả cùng suy ngẫm. Đây cũng là cách Đỗ Chu nhẹ nhàng đưa tác phẩm của mình đến với công chúng yêu nghệ thuật chân chính.