Kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 80)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2.2.Kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Nếu như truyện ngắn Đỗ Chu thường giản dị và chuẩn mực thi kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường phức tạp, không tuân theo những mô hình truyền thống. Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp “dường như còn rất ít bóng dáng chặt chẽ, khuôn mẫu của truyện ngắn cổ điển… nó có kết cấu tiểu thuyết, nó lỏng lẻo như chính cái lỏng lẻo của cuộc

sống”. Đó phải chăng chính là kết quả của chủ nghĩa hậu hiện đại du nhập vào

Việt Nam gần đây?

Kết cấu phức tạp thể hiện trước hết là cách xây dựng cốt truyện với sự lắp ghép liên văn bản, gồm những mảng sự kiện có tính chất tương đối độc

lập: Con gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát, Kiếm sắc, Thương nhớ đồng

quê, Huyền thoại phố phường… có tác dụng “hình thức hóa” sự phồn tạp, hỗn

loạn của hiện thực đời sống. Kiểu kết cấu phân mảnh như vậy cũng thể hiện quan niệm của nhà văn về hiện thực. Đó là một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần dần, một cuộc sống không dễ tìm mối tương giao, liên kết. Trong những tác phẩm này, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên sự gắn kết, thống nhất với nhau giữa các truyện nhỏ bằng những mối liên hệ đặc biệt, đó là không gian nghệ thuật chung,

nhân vật chung, hệ chủ đề chung … Những ngọn gió Hua Tát gồm mười câu

chuyện nhỏ kể về những con người, những sự việc xảy ra trong một bản nhỏ có tên là Hua Tát. Đây là nơi ở của người Thái Đen miền núi Tây bắc với

không khí huyền thoại bao phủ hết sức đậm đặc. Nơi mà “Những người sống

trong chuyện cổ bây giờ đều không còn nữa… họ đã biến thành đất bụi và tro than cả. Tuy vậy, linh hồn của họ vẫn bay thấp thoáng trên các khau cút nhà sàn. Như những ngọn gió”. Chùm truyện Chút thoáng Xuân Hương gồm ba

truyện nhỏ. Sự xuất hiện lặp lại hình ảnh Xuân Hương dưới nhiều góc độ: bảng lảng cổ tích (Truyện thứ nhất), đứng ngoài “tầm với” (Truyện thứ hai)

hay gần gụi đời thường (Truyện thứ ba), nhưng tất cả đã làm nên một hình tượng Hồ Xuân Hương biểu trưng cho cái đẹp. Từ đó tác giả đem đến cho người đọc một cách nhìn, một cách cảm mới về một nữ sĩ tài hoa vốn tạo ra rất nhiều giai thoại trong thời trung đại.

Kết cấu phức tạp còn ẩn chứa sự giãn cách bởi sự đan xen của những

đoạn thơ, đoạn trữ tình ngoại đề, mấy dòng nhật kí, một bức thư… như Giọt

máu, Con gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát, Chút thoáng Xuân Hương…có tác dụng làm chậm lại mạch tự sự, đào sâu tâm trạng nhân vật,

làm sáng tỏ thêm nội dung tư tưởng của tác phẩm. Người đọc bắt trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp những mô hình cốt truyện đã bị phân tán, thậm chí gẫy vụn bởi sự bất lực của người kể chuyện trong việc tìm kiếm những tư liệu cổ, những chi tiết trong xây dựng mạch truyện. Chính vì thế

khi đọc Vàng lửa, độc giả như được tiếp xúc với một chuỗi những ghi chép, những mẩu nhật kí tản mạn của Phăng, Vàng lửa là truyện ngắn mang tính

luận đề, khô khan, thậm chí chẳng khác gì một bài biên khảo nhưng đọc lại vô cùng hấp dẫn bởi tác giả tỏ ra khá kín võ khi ông sáng tạo ra nhân vật Phăng, một gã thực dân phương Tây vượt biển sang Đông Dương tìm vàng, nhận xét về nền văn hóa Việt kết hợp với những sự kiện giàu kịch tính về chuyện đào đãi vàng của nhóm người ngoại quốc cũng như ba đoạn kết khá

độc đáo với những cái chết bí ẩn của họ. Cũng tương tự như thế, Nguyễn Thị

Lộ là sự chắp nối những dòng hồi ức của nhân vật đan xen hiện hữu trong ý

thức. Những dòng hồi kí được chắp nối với nhau một cách lặng lẽ, tự nhiên, không theo một trật tự nhất định như càng nhân lên nõi cô đơn, lạc loài của nhân vật Nguyễn Trãi. Truyện này nếu kể lại sự kiện thì chỉ có ba sự kiện chính: cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, lần thăm của Nguyễn Trãi tại nhà riêng Nguyễn Thị Lộ và sự kiện thứ ba là khi Nguyễn Trãi cầu hôn Nguyễn Thị Lộ. Nhưng khi đọc truyện, độc giả có cảm giác những sự kiện này hoàn toàn bị khuất lập, mờ nhạt bởi những dòng suy

tưởng của nhân vật Nguyễn Trãi về thế sự, cuộc đời. Dường như các sự kiện ấy đã được lọc qua các trạng thái tâm hồn của nhân vật nên chúng không còn tính chất quá trình mà chỉ là những mảnh kí ức rời rạc chắp nối vào nhau tạo

nên truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ. Thiên văn cũng là một truyện ngắn rất khó,

thậm chí không thể tóm tắt được bởi sư vận động trong đó không phải là hành động của nhân vật mà là dòng chảy của tâm trạng, cảm xúc của họ. Những hành động dẫu có xuất hiện trong truyện ngắn này cũng chỉ là lời dẫn đơn

giản để cho tâm trạng của con người phát ngôn thành lời. Thiên văn là dòng

suy tưởng của vị khách về sự chuyển lưu của dòng đời, về định mệnh và số phận của con người.

Kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn hấp dẫn người đọc bởi những cách kết thúc mở, đa nghĩa hoặc bỏ lửng. Trong quá trình dựng truyện, đoạn kết luôn luôn là một vấn đề được các nhà văn quan tâm. Sêkhốp từng nhấn mạnh rằng viết truyện ngắn, cốt yếu nhất là phải tô đậm phần mở đầu và kết luận. Nguyễn Công Hoan là một tác giả rất chú ý đến nghệ thuật dựng truyện sao cho đến chỗ kết thúc thật bất ngờ, cũng từng nhấn mạnh: “Câu kết của tôi là một cái lờ. Nó thường làm cho độc giả đột ngột cũng như đến chỗ

hẹp nước chảy mạnh, thì cá bất thình lình bị đẩy tuột vào hom”. Những kết

thúc mở, đa nghĩa tạo được sự bất ngờ ấy nó như cái lò xo nén chặt bất chợt bung ra, gây nên một hiệu quả tác động đặc biệt. Nó phù hợp với nội dung mà tác giả thể hiện trong tác phẩm và gây một khoái cảm thẩm mỹ cần có cho người tiếp nhận. Những kết thúc bất ngờ của tác giả trong truyện ngắn như những “cú đấm nghệ thuật” trúng đích và đầy sức nặng. Có lẽ chính vì vậy mà kết cấu truyện có kết thúc mở, đa nghĩa hoặc bỏ lửng thường được các nhà văn thời kỳ đổi mới tận dụng tối đa hiệu quả. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Nếu trong văn xuôi truyền thống, người đọc đã rất quen với những kết thúc khép kín, nghĩa là ở đó người ta không chờ đợi một sự quay ngược hay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thay đổi nào nữa của câu chuyện thì ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Mở đầu theo công thức truyền thống, dẫn đắt người đọc đi từ lai lịch, xuất xứ nhân vật, sự kiện nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã phá bỏ những phán đoán tuân theo quy luật lôgíc thông thường để tạo ra những cách kết thúc mới, buộc người đọc phải suy nghĩ, trăn trở. Nói cách khác là ông kéo người đọc vào quá trình đồng sáng tạo thực thụ với mình. Mở đầu theo lối truyền thống, kết thúc theo lối hiện đại, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trở thành những kết cấu không khép kín. Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy ông đã sáng tạo ra nhiều kiểu kết thúc không khép kín khá độc đáo: kết thúc bỏ lửng, kết thúc khi sự việc chưa hoàn chỉnh, nhân vật chưa đi hết con đường đời của mình cũng như số phận của nhân vật chưa được ngã ngũ. kết thúc với nhân vật chính tiếp tục ra đi, kết thúc mở ra nhiều kiểu khác nhau trong việc giải quyết các xung đột và số phận nhân vật, kết thúc đảo ngược so với cổ tích, và thực tế lịch sử… Những truyện ngắn

như Con gái thủy thần, Vàng lửa, Không có vua, Chăn trâu cắt cỏ… mở ra

chân trời liên tưởng rộng lớn cho độc giả đồng thời tạo sự đa thanh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong quá trình dẫn chuyện đến điểm thắt nút đặc biệt là phần kết, Nguyễn Huy Thiệp thường dành những khoảng trống để người đọc tự suy niệm, đồng sáng tạo. Đó là cái chết của vị tướng

Thuấn trong Tướng về hưu với nhiều dấu hỏi mơ hồ hay trong Con gái thuỷ

thần, kết thúc tác phẩm vẫn là hình ảnh nhân vật chính tiếp tục cuộc hành

trình kiếm tìm vô định của mình. Trong Con gái thuỷ thần, điều nung nấu

tâm can Chương khiến anh từ bỏ tất cả để ra đi chính là sự vẫy gọi của huyền thoại Mẹ Cả. Trải qua rất nhiều thời gian tìm kiếm, dường như Chương chỉ gặp toàn những thất bại. Cũng có lúc anh tưởng mình đã tìm thấy con gái thuỷ thần, nhưng cuối cùng anh mới vỡ lẽ: Những người phụ nữ tên Phượng mà anh đã gặp chỉ là những mảnh vụn của nàng mà thôi. Không nản lòng, anh lại tiếp

tục một cuộc hành trình mới, cứ thế, trước mặt anh lúc nào cũng là “dòng sông

thao thiết chảy. Sông chảy ra Biển” và “biển không có thuỷ thần”. Một câu hỏi

mãi là niềm nhức nhối dày vò trái tim anh, bất cứ lúc nào cũng bật ra thống

thiết “Con gái thuỷ thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi cái gì?

Để tôi mượn màu son phấn ra đi?”. Những câu hỏi liên tục dồn dập xuất hiện

đã gieo vào lòng người đọc bao nỗi suy tư về nhân tình thế thái. Thời gian của câu chuyện không có điểm dừng như trong kiểu kết thúc truyền thống, và điều đó mở ra không gian không giới hạn trong hành trình kiếm tìm của nhân vật và sự tưởng tượng vô hạn trong lòng độc giả về những cuộc hành trình tiếp theo của nhân vật trên bước đường chinh phục những khát vọng cao đẹp.

Không đưa ra cách kết luận duy nhất, không nói lời cuối cùng với bạn đọc, Nguyễn Huy Thiệp còn sáng tạo ra một kiểu kết thúc khác lạ: đưa ra nhiều khả năng lí giải về số phận nhân vật cũng như giải quyết các xung đột.

Trong đó, Vàng lửa là một truyện điển hình. Kết thúc truyện ngắn Vàng lửa,

nhà văn đưa ra cho người đọc ba cách kết thúc khác nhau. Nhà văn tạo nên những lời kết giả tưởng, kết 1, kết 2, kết 3 như để tái hiện cuộc đời với những quy luật khả biến không tuân theo một ai cả. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã không tuỳ tiện giải quyết các vấn đề bộn bề, phức tạp của cuộc sống theo ý tưởng chủ quan của mình, ngược lại ông để cho người đọc tự do hình dung, phán đoán, suy luận. Người đọc với những tầm đón nhận khác nhau sẽ chọn cho mình một cách kết thúc riêng. Đây cũng là cách thức mà Nguyễn Huy Thiệp tạo ra để vẫy gọi người đọc cùng tham gia vào quá trình đồng sáng tạo nghệ thuật với mình. Và cũng chính khi đó, người đọc có dịp chiêm nghiệm cũng như thấm thía hơn về ý nghĩa của cuộc sống cũng như ý nghĩa của sự sống, sự tồn tại của chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 80)