5. Cấu trúc luận văn
2.2.2.1. Nhân vật đời thường phản ánh đúng bản chất xã hội hiện đại
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, cô đơn là một trong những chủ đề kiêng kị, bị đa số các nhà văn né tránh. Bởi khi tồn tại với tư cách con người tập thể, nhân vật sẽ được bủa vây xung quanh là bạn bè, đồng đội, dân tộc, đất nước… họ không có không gian để quan tâm đến đời sống riêng tư của mình, và do đó, không cảm thấy cô đơn. Điều này ta nhận thấy rất rõ trong truyện ngắn Đỗ Chu. Nhưng văn học sau 1975, với sự xuất hiện của con người cá thể, sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, con người thường xuyên đối diện với chính mình và cảm nhận đặc biệt trong sự cô đơn. Vì thế khi đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, độc giả nhận thấy một mẫu hình nhân vật quen thuộc là con người cô đơn. Bước vào thời kỳ mở cửa, nhiều giá trị đạo đức, xã hội bị đảo lộn so với thời chiến. Con người dễ bị ngợp, dễ cảm thấy cô đơn trong cái môi trường sống nhộn nhạo của chính mình. Cô đơn là trạng thái biểu hiện nỗi đau sâu sắc nhất, là tột cùng của sự bơ vơ, trống trải. Cô đơn cũng chính là một dạng bi kịch nhân sinh. Nỗi cô đơn phủ kín thế giới con người, bất kể không gian, thời gian. Đó là một cô gái sống tha hương nơi xứ người, nơi “người ta không nói thứ tiếng Việt Nam man di, mọi rợ của cô”, nơi cô “cười như mọi người, khóc như mọi người. Đọc sách như họ. Lái xe như họ” nhưng duy chỉ khi nào thất bại ê chề lắm cô mới bật ra tiếng mẹ
đẻ của cô, cùng chính lúc đó, cô cảm nhận được “cô đơn khôn tả” (Không
khóc ở Califorlia). Đó là một người thợ săn ra đi với ý định sát hại thú rừng
để trở về với bộ dạng tự nhiên nhất của con người và “cứ trần truồng như thế,
cô đơn như thế mà đi” (Muối của rừng). Đó là chàng trai mang hơi thở của
núi rừng và “tâm trạng cô đơn lạnh buốt lẫn lộn với những khao khát nồng
nửa đời người, than thở: “Tôi vui một mình, buồn bã một mình, mơ mộng một
mình… Tôi chỉ con gái thủy thần chờ đợi”. Chương là ai? Liệu có ai biết đến sự
hiện hữu của chàng trai này không? Nhân vật này hơn ai và hơn bao giờ hết ý
thức được sự cô đơn hay tình trạng “bị bỏ rơi” của mình. Ở Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp, con người cô đơn - lạc lõng được nhìn ở một phương diện khác. Ông Nguyễn Thuấn, một vị tướng có uy lực trong quân đội, nay nghỉ hưu trở về cuộc sống đời thường, chứng kiến bao chuyện đau lòng trong gia đình, họ hàng, xa hơn nữa là làng xóm, ông bất lực. Xã hội này đang xáo trộn rối tung rối mù, loạn mất rồi, nó gần như không có vị trí nào dành cho ông. Mặc dù, ông cố gắng hết mình để hòa nhập với những người ruột thịt
trong gia đình, họ hàng và làng xóm, nhưng sao sự cố gắng của ông trở nên vô
hiệu hóa vì ông không tài nào hòa nhập nổi. Luân lý đạo đức ông trân trọng,
yêu quý và luôn giữ bên mình để răn dạy con cháu, điều mà ông cho là cần thiết với tất cả mọi người thì người đời lại bỏ đi không thèm dòm đến. Đứa
con trai lại luôn hèn nhát trước tên Khổng, người lấy “thơ ca” ve vãn vợ mình, thế nhưng nó bị biến thành con bồ nhìn mất. Chúng ta xem đoạn đối
thoại giữa hai cha con: “Cha tôi bảo: “Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một mình”. Tôi bảo: “Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm”. Cha tôi bảo: “Anh cho là trò đùa à?”. Tôi bảo: “không phải trò đùa, nhưng không phải nghiêm trọng”. Cha tôi bảo “Sao tôi cứ như lạc loài”. Do đó, ngôi nhà được xem mái ấm lại như biến thành nấm mồ vô chủ, lạnh lẻo, không có tiếng cười, tình thương và hạnh phúc. Dường như nỗi cô đơn của loài người được nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói đến đã trở thành mặc cảm chung về
cuộc đời “chỉ có ta cô đơn giữa bầy” (Sang sông). Cái cảm giác cô đơn như
thế của người lớn dẫu sao cũng dễ cắt nghĩa. Khoảng cách giữa hai thế hệ cũ – mới đôi khi quá lớn tạo nên hố sâu ngăn cách làm những con người cũ khó nhập cuộc. Cũng có khi vì những vết rạn của đời sống tinh thần mà cuộc sống hiện đại đưa đến khiến con người cảm thấy lạc lõng giữa đồng loại... Người
lớn cô đơn, điều đó không quá khó hiểu. Nhưng mặc cảm cô đơn cũng không
chừa trẻ thơ như Đăng trong truyện ngắn Tâm hồn mẹ. Đăng cô đơn từ lúc hai
tuổi - một sự cô đơn gần như tiền định vì những “chấn thương tinh thần lớn”: mẹ chết đột ngột, bố đi lấy vợ khác. Hoàn cảnh sống tạo cho Đăng sự nhạy cảm quá mức so với lứa tuổi của mình. Đăng không thiết lập được sợi dây liên lạc với những người thân. “Đến bảy tuổi, Đăng chỉ quanh quẩn trong nhà. Nó ở với toàn người lớn. Người lớn không hiểu nó”. Từ đây, nhân vật xuất hiện trạng thái tâm lý mới: hay tủi thân. Có khi, sự tủi thân ấy được gửi vào tiếng khóc. Có khi, nó thể hiện ở sự xét nét về thái độ săn sóc của những người xung quanh: “Lúc bà ngoại kì cọ kĩ quá, nó nghĩ ngay rằng nếu là mẹ thì không làm thế. Mẹ chỉ gội đầu và kì cọ những chỗ chủ yếu, còn những chỗ khác thì mẹ để cho nó làm lấy. Ăn cơm cũng vậy, nếu là mẹ thì không làm như ông ngoại. Ông ngoại không hiểu nó không thích lạp xường, đáng lẽ đừng ép thì đằng này ông lại ép, nổi giận và cuối cùng ông chén luôn miếng lạp xường. Nó không tiếc miếng lạp xường, nó chỉ tủi thân vì ông không hiểu nó”. “Nếu là mẹ sẽ thế nào?” – đó là một giả định nhưng đồng thời là một ước vọng nhức nhối về tình mẹ. Tâm hồn cậu bé trở nên mong manh, dễ vỡ, dễ tổn thương. Khi người bạn gái chọc mũi kim vào chỗ nó đau nhất: “Mày là thằng mồ côi. Mày cay nghiệt lắm!”, Đăng đã đứng sững lại, mặt tái đi, nước mắt trào ra, đôi môi run rẩy, tái dại. Cứ thế, nhân vật đã lớn lên cùng với sự cô đơn và nhạy cảm hơn với thân phận côi cút của mình. Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp đã hát lên khúc ca bi tráng về dục vọng và những giá trị nhân văn, về khả năng thức tỉnh phẩm chất con người trước những hệ lụy giữa cuộc đời thường muôn khó ngàn yêu.
Hình tượng con người bị dục vọng, đồng tiền tha hóa cũng được Đỗ Chu phản ánh trong những sáng tác sau năm 1975 nhưng với tần suất và cường độ ít hơn so với Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã tái hiện lại một thế giới người không có vua, biển không có thuỷ thần. Những ai
tồn tại trong thế giới này mà đem đạo đức, văn hoá ra bàn luận, lập tức bị phỉ
báng. Ở Không có vua, lão Kiền bị tước đoạt quyền làm cha, Đoài làm việc ở
Bộ Giáo dục bị tước quyền giáo dục, Khảm học triết học bị tước quyền triết luận. Bộ mặt đạo đức, văn hoá bị mủn nát để cho quỷ cất lên tiếng nói con người. Lão Kiền chửi: “Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à? Tao không hiểu thế nào người ta cho mày làm việc ở Bộ Giáo dục!”. Đoài cười: “Họ xét lý lịch, họ thấy nhà mình truyền thống, ba đời trong sạch như gương”. Lão Kiền lẩm bẩm: “Chứ không à? Chúng mày thì tao không biết, nhưng từ tao ngược lên, nhà này chưa có ai làm gì thất đức”. Đoài bảo: “Phải rồi. Một miếng vá xăm đáng một chục nhưng tương lên ba chục thì có đức đấy.” Lão Kiền bảo: “Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ không?”. Khảm rên rỉ: “Thôi thôi, anh Đoài ơi, anh thương em với, hôm nay em phải thi vấn đáp môn Triết học đây”. Đoài bảo: “Triết học là thứ xa xỉ của bọn mọt sách. Chú có thấy cái chuỗi hạt nhựa đeo cổ của chị Sinh không. Nó là triết học đấy”. Đoạn đối thoại này chỉ còn tôn ti ở hình thức xưng hô, còn nội dung hoàn toàn là sản phẩm của ý thức tự do, dân chủ, bình đẳng đến phi đạo đức, vô văn hoá. Các nhân vật gài bẫy nhau để phơi bày gan ruột của nhau, và hiển nhiên không có phát ngôn nào không có trọng lượng của nó. Người ta chỉ có thể tranh luận nhau về khái niệm, chứ không thể bác bỏ được sự thật. Một khi cái mặt nạ của nhân cách bị bóc trần, thế giới ngôn từ mà loài người trang bị cho đạo đức, mỹ học hay văn hoá nói chung trở thành vô nghĩa và phù phiếm. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, Nguyễn Huy Thiệp đã vạch trần tâm lý thực dụng, vụ lợi một cách trắng trợn của con người trong xã hội
đương đại. Nhân vật Hạnh trong Huyền thoại phố phường với mục đích
chiếm được sự tin cậy của gia đình bà Thiều đã không ngần ngại “xắn tay áo rồi đưa tay mò dọc theo cái rãnh đầy bùn, lõng bõng nước bẩn, thậm chí còn
còn tỏ vẻ tiếc rẻ “Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ. Bao giờ bốc mộ cho chú bộ ván”. Đặc biệt hơn cả, sự trục lợi tỉnh táo đến mức kinh tởm ở nhân vật Thủy trong Tướng về hưu: “Vợ tôi làm việc ở
bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai. Hằng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu lên cho chó, cho lợn… Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẩu thai nhi bé xíu. Tôi lặng đi. Cha tôi khóc… Vợ tôi đi vào nói với ông Cơ: Sao không cho vào máy
xát? Sao để ông biết?”. Banzắc từng nói: “Khi túi tiền phình ra thì trái tim bị teo lại”. Chính tâm lý vụ lợi, thực dụng đã khiến con người đánh mất lương
tri. Viết về kiểu người này, Nguyễn Huy Thiệp đã “lột truồng con người ra và
phơi bày toàn bộ sự đớn hèn của nó”.