5. Cấu trúc luận văn
3.2.2.1. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu
Có thể nhận thấy, trước 1975, Đỗ Chu thiên về bộc bạch cảm xúc, tâm trạng và những nghĩ suy trước thực tế lớn của đất nước. Nó được lọc qua một cái “tôi” trữ tình của tác giả hoặc của nhân vật. Cho nên ta bắt gặp hầu hết trong sáng tác của Đỗ Chu trước 1975 là giọng điệu trữ tình, đằm thắm. Từ sau 1975, do sự khám phá, phát hiện các bề trái của hiện thực cuộc sống nên xuất hiện thêm giọng chiêm nghiệm, suy tư và giọng điệu mỉa mai, châm biếm.
a. Giọng điệu trữ tình, đằm thắm
Giọng điệu mà độc giả có thể dễ dàng cảm nhận được khi đến với thế giới văn chương của Đỗ Chu là giọng trữ tình, đằm thắm thiết tha. Văn ông cứ miên man, mướt mải theo người ấy, tình ấy, mà xóa đi những nghịch cảnh đời người qua chiến tranh, qua đảo lộn xã hội. Ông còn chú trọng đến những khoảng lặng của cảm xúc và đặc biệt rất chăm chút đến vẻ đẹp và sức bật của câu văn. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã phát hiện ra sở trường của Đỗ Chu: “Có thể nói Đỗ Chu là nhà văn mạnh về trực giác”. Bởi lẽ Đỗ Chu “có cái nhìn đời tươi xanh, lãng mạn, thơ mộng, biết rung động trước những biến thái nhỏ nhất, linh diệu nhất của đời sống.” Vì thế khi đọc truyện ngắn Đỗ Chu, người đọc như được sống trong một không khí truyện đặc thù, cái không khí được tạo nên bởi cảm giác – cảm xúc rất mạnh của nhà văn. Giọng văn của ông vừa trữ tình nhẹ nhàng, vừa đầy tâm trạng suy tư được gọi ra bằng hàng loạt câu văn buông lơi, mềm mại “Mưa vân vân rắc trên đất ẩm. Mặt đồi thoai thoải đã được băm tơi từ mấy hôm nay, chỉ còn đợi có mưa là gieo hạt. Đấy là tháng hai đến. Đấy là bao giờ các anh quay về nơi này, là bao giờ bếp lửa lại
như khúc nhạc lòng buông ra mênh mang, mênh mang! Chính giọng điệu trữ tình đằm thắm đã làm nên phong vị thơ mộng cho các truyện ngắn của Đỗ Chu. Đọc văn ông, có cảm tưởng như đang đứng trước một ngọn gió đồng quê nhẹ nhàng và tươi mát. Giọng điệu này cũng làm nên chất thơ tản mác, vấn vương tâm hồn người.
b. Giọng chiêm nghiệm, suy tư
Giọng chiêm nghiệm, suy tư xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn của Đỗ Chu từ sau năm 1975. Con người trong truyện ngắn Đỗ Chu bị rơi vào bi kịch vỡ mộng, bị đẩy vào những bất hạnh nghiệt ngã. Họ hoài nghi về những điều tốt đẹp mà trước đây chính họ đã từng chiến đấu và xây dựng. Họ đau đáu đi tìm lời giải đáp trong thế giới hiện thực ngổn ngang. Hầu hết các nhân vật đều cật vấn và trăn trở về kiếp người, về cuộc sống. Giọng văn cứ day dứt, đầy suy tư vì thế mà xuất hiện với tần suất lớn trong truyện ngắn Đỗ Chu. Nhiều nhân vật của ông đã quen với lối sống ung dung, tự tại “lẳng lặng
chiêm nghiệm sự đời” (Ngày đang trôi). Trong mỗi truyện, người đọc sẽ gặp
ở đâu đó những triết lí về cuộc sống: “Cuộc sống là tự nhiên, nó chẳng khác nào một trái táo ép mạnh thì dập, thúc bách lắm thì vỡ nên phải biết nâng niu
nó” (Ngày đang trôi); về con người: “con người ta sống với đất, khi mất lại trở về với đất” (Lão Mai), về nỗi cô đơn và quy luật nghiệt ngã của thời gian:
“Mỗi tuổi mỗi già, lúc đó cái khiến cho người ta dễ buồn nhất có lẽ là mặc
cảm bị bỏ quên, là sự cô quạnh” (Hoạ mi hót) và những mặt trái trong xã hội
hiện đại “Cái thời anh đang sống là cái thời gì nhỉ… Mà một khi đồng tiền bát gạo đã trở thành cái quan trọng đệ nhất thì đến người sống cũng bị khinh như mẻ chứ đừng nói gì đến tổ tiên nữa”… Người đọc dễ dàng chia sẻ với nhà văn những triết lý mang đậm tính nhân văn sâu sắc ấy.
Có thể nói, truyện ngắn của Đỗ Chu trước và sau nắm 1975 đã có sự chuyển đổi về giọng điệu nghệ thuật. Nếu như trước 1975, giọng điệu chủ yếu
và dường như duy nhất trong sáng tác của Đỗ Chu là giọng trữ tình đằm thắm thì sau năm 1975, Đỗ Chu đã có cái nhìn đa dạng về hiện thực, thể hiện qua sự đa thanh trong giọng điệu, khi thì giọng trữ tình sâu lắng, khi thì suy tư triết lý, khi thì mỉa mai, châm biếm… Những sự thể nghiệm mới về giọng điệu nghệ thuật này dường như đã đưa truyện ngắn của Đỗ Chu gần với hiện thực đời sống và với bạn đọc hôm nay hơn. Phải chăng sự vận động của truyện ngắn Đỗ Chu đã đi đúng hướng và hợp với quy luật phát triển chung của truyện ngắn nói riêng và văn học nói chung.