Nhân vật người anh hùng

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 53)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2.2.Nhân vật người anh hùng

Không bằng lòng với cách tái hiện hiện thực bằng những con người bình thường, Nguyễn Huy Thiệp còn tìm cách “lạ hóa” nhân vật bằng cách tạo ra kiểu nhân vật giả cổ tích, giả huyền thoại, giả lịch sử. Với cách viết này, ông đã hạ bệ người anh hùng.

Trong giai đoạn văn học trước 1975, văn xuôi lịch sử thường thiên về khuynh hướng tái hiện toàn bộ những biểu tượng trong tâm thức cộng đồng, mang tính chất đại diện cho lý tưởng cả thời đại. Nhà văn đứng ở tầm nhìn xa “ngưỡng vọng” những đối tượng lịch sử. Được soi chiếu từ điểm nhìn lịch sử ở một giai đoạn nào đó với những biến động xã hội, dưới tác động của những nhân vật lịch sử, các tác giả thường đứng trên một lập trường nhất định, gắn với cách nhìn của một hệ tư tưởng chính thống để nhìn nhận đánh giá lịch sử. Với cách nhìn đó, lịch sử hiện lên với một thiện ý thống nhất, xuyên suốt là ca ngợi hay phê phán khá rõ ràng theo quan điểm của người viết. Viết về lịch sử, nhà văn thường thể hiện một nỗi niềm hoài niệm những giá trị xưa, gợi lại những giá trị tinh thần tốt đẹp cho thế hệ nay tiếp

bước noi gương, học tập, để xây dựng niềm tin sức mạnh mới ở hiện tại như

Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, Đêm hội Long Trì, Lá cờ thiêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng…. Trong những tác phẩm này, tính lịch

sử hài hoà với tính thời sự. Các tác phẩm ra đời phục vụ kịp thời những yêu cầu của thời đại đấu tranh cách mạng. Khi cảm hứng lịch sử hoà quyện cùng cảm hứng sử thi, lịch sử đi vào văn học là bảng giá trị mẫu mực, hoàn toàn ổn định, bền vững. Trong đó, những nhân vật anh hùng trong lịch sử được ca ngợi, truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con người xuất hiện là con

người của lịch sử, thuộc về lịch sử, mang khuôn mặt cộng đồng. Chính vì

thế, diện mạo anh hùng của các nhân vật lịch sử được thần tượng hoá chỉ hiện lên một nửa, những phần khuất lấp, tối tăm dường như không tồn tại.

Sau chiến tranh, đất nước thống nhất, hoà trong không khí đổi mới

của đất nước, văn nghệ cũng được cởi thoát sau khi đã đọc Lời ai điếu cho

một giai đoạn văn nghệ minh họa, các nhà văn được trả lại đúng với vị trí và

sứ mệnh của mình với tư cách là một chủ thể sáng tạo nghệ thuật đích thực. Đi vào mảng đề tài lịch sử, một đề tài trong quan niệm đã ổn định và bền vững, các nhà văn thể hiện bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật bằng cách đem đến cho độc giả một cái nhìn mới, một lối viết mới. Trong thế giới văn xuôi lịch sử, họ cũng thể hiện những cách tân nghệ thuật của mình khi đã khơi nguồn lại lịch sử, dựng lịch sử sống dậy đối thoại với người đương thời. Các nhà văn không chấp nhận những bảng giá trị có sẵn đã kê tên những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Họ đã sáng suốt nhận thức lại mối quan hệ giữa lịch sử và văn học: “Đi xa hơn lịch sử để xâm nhập vào lĩnh vực con người” (Thụy Khê), đó là nhiệm vụ của văn chương khi đi vào khám phá đề tài lịch sử. Đối với nhà văn, lịch sử không phải là những chuỗi sự kiện biên niên ù lì, vô cảm, không phải chỉ là những con người có tên tuổi, công trạng lừng lẫy. Lịch sử nay đã là lịch sử tâm hồn con người. Nhà văn có điều kiện và

khả năng phóng tay xây dựng những nhân vật lịch sử như số phận cá nhân, con người đời thường trong cuộc sống. Đó là con người xuất hiện với những phần khuất lấp, trong đó, có sự trộn lẫn giữa cái cao cả và cái thấp hèn, cái tốt và cái xấu, thiện và ác, ánh sáng và bóng tối, vẻ đẹp của sự vĩ đại xen lẫn với cái xấu xa, ích kỉ, đê hèn trong cuộc sống hỗn tạp. Những sự kiện có ý nghĩa lớn lao của cộng đồng bây giờ cũng xuất hiện trong đó mang cả nỗi trăn trở day dứt, bi kịch xót xa của cá nhân. Có thể nói thông qua cái nhìn lịch sử, dưới ánh sáng của một quan niêm mới và sự mở rộng hiện thực, các tác giả đương đại đã góp phần ghi lại một mảng hiện thực khiếm khuyết của chính sử đồng thời cũng khám quá được chiều sâu bản chất con người.

Trong nhiều tác phẩm, ông muốn lôi xuống với đời thường những đỉnh cao của lịch sử và văn học, trần tục hóa các vua Gia Long, Quang Trung, Nguyễn Du và các nhân vật lịch sử Nguyễn Thái Học, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ... Anh hùng lịch sử là của quá khứ, họ đã để lại vết tích đâu đó trong đất, núi và sông, nhưng qua những hạt cát bụi của trí nhớ người hôm nay mà họ vẫn sống, sẽ sống. Lịch sử biến thành dã sử, truyền kỳ, chuyện dân gian… Có thể nói với nhãn quan và tư duy lịch sử sắc sảo, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng, tái tạo lại được hình tượng những vị anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt. Nhưng nếu như trong văn học cổ điển, việc tái tạo các hình tượng anh hùng mang tầm vóc dân tộc để ca ngợi một vương triều, tôn vinh những phẩm chất của thời đại đó thì Nguyễn Huy Thiệp lại dựa vào những vùng mờ của lịch sử và khả năng tư duy tự do hư cấu trong nghệ thuật để xây dựng những hình tượng anh hùng với một nhãn quan riêng, thậm chí trái ngược dư luận xã hội và dòng chảy của chính sử.

Trong truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng

người anh hùng Nguyễn Trãi với nhiều góc độ khác nhau như từ cuộc gặp gỡ với Nguyễn Thị Lộ, trong sự đối sánh với Lê Lợi, với rất nhiều mảnh vụn

thời gian khác nhau như thuở nhỏ, lúc dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, khi ở Côn Sơn hay khi làm quan dưới triều vua Lê Thái Tôn. Nhưng dù ở thời điểm nào thì Nguyễn Trãi vẫn hiện lên trong bi kịch “lạc loài”. Từ nhỏ, ông đã sớm nhận ra bi kịch ấy “Ông như khoai giữa ngô, như lạc giữa vừng. Ông là một thứ chất liệu khác. Ông cô đơn với chính đồng loại của mình”. Nguyễn Thị Lộ cũng đã sớm nhận ra ẩn sau con người vĩ nhân như Nguyễn Trãi là một nỗi “cô đơn giữa đời như một hành tinh hoặc một ngọn gió”, ông “gần như không có bạn, không có tri âm tri kỷ, dưới một bề ngoài bình thản mà rụt rè, Nguyễn giấu mình trong vỏ ốc”. Dựng lại hình tượng Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Thiệp không phải để nhằm giải thích số phận lạ lùng, từng là bí ẩn trong suốt 500 năm qua của con người ấy mà thông qua việc phản ánh bi kịch lạc loài, cô đơn của Nguyễn Trãi, nhà văn đã tái sinh người anh hùng lịch sử ấy như một con người hiện đại với ý thức cá nhân sâu sắc về sự khác biệt với “bầy đàn”. Nguyễn Trãi suốt một đời theo đuổi lý tưởng, nhưng chính một đời ấy đã biến ông thành “một người cô đơn giữa đời như một hành tinh, một ngọn gió”, “ông lạc loai giữa đám đông”, “ông cô đơn với chính đồng loại”. Chính vì thế mà ông gắn bó với Nguyễn Thị Lộ và có chăng chỉ có nàng mới là niềm an ủi hiếm hoi ở đời mà Nguyễn có thể có được. Con người của thế kỉ XV dường như đã tìm sự đồng điệu với bi kịch của con người hiện đại đương thời. Phải chăng nỗi cô đơn, sự lạc loài là bi kịch chung của cả nhân loại mọi thời? Và văn học luôn là tiếng vọng của thời đại, của nhân loại. Dường như đằng sau mỗi cá thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại, có sự giao nhịp phức điệu giữa con người cá thể và nhân loại. Với việc sử dụng và tái tạo hình tượng người anh hùng, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần chứng minh cho chân lý văn chương ấy.

Cũng giống như Nguyễn Trãi, trong ý thức của người Việt, Nguyễn Huệ - Quang Trung là một anh hùng dân tộc vĩ đại. Trong lịch sử dân tộc ta,

Nguyễn Huệ trở thành biểu tượng cho những trang sử đấu tranh cứu nước vẻ

vang, oai hùng của dân tộc. Nhưng trong Phẩm tiết, người anh hùng Quang

Trung lại hiện lên khác xa so với cái nhìn huyền thoại hoá truyền thống trước đó, ngược lại người anh hùng lịch sử ấy xuất hiện rất trần tục, với cả hai phần Con và Người. Có rất nhiều ý kiến đánh giá quy chụp cho Nguyễn Huy Thiệp là “bôi nhọ các anh hùng dân tộc” (Tạ Ngọc Liễn), “bắn súng lục vào quá khứ” (Nguyễn Thuý Ái) [13]… Nhưng theo tôi, Nguyễn Huy Thệp đang muốn xây dựng hình ảnh một người anh hùng Quang Trung - một con người chân thật giữa trần gian. Ở trong truyện này, Quang Trung không phải là một vị thánh sống mà là một con người cá nhân với tất cả những vui, buồn, yêu, ghét rất chân thật. Ông sống không hề giả dối, ngụy trang bằng những hào nhoáng bề ngoài. Trong tư cách cá nhân, Quang Trung luôn thể hiện rõ thái độ yêu – ghét quyết liệt của mình. Cơn giận của Huệ với Khải là biểu hiện của sự khinh xuất, lỗ mãng, nông nổi nhưng đó cũng là sự bộc lộ chân thật nhất sự thẳng thẳn, bộc trực, ý thức về công lý bình dân. Đây thực sự là nhân cách của người anh hùng xuất thân áo vải đối với “kẻ cướp không bao nhiêu lộc của thiên hạ”. Nguyễn Huệ mắng, không cho Khải nói, xử nặng đòn rồi lại hối hận, một động thái tiêu biểu của tinh thần gia trưởng. Qua cơn giận, Nguyễn Huệ đã tự bộc lộ mình là một ông vua Việt truyền thống. Cho dù ngôn ngữ mà nhà văn gán cho vua Quang Trung có phần thô thiển, cục cằn như muốn hạ bệ thần tượng thì ta cũng không thể phủ nhận được rằng: ở hình tượng nhân vật này, người đọc còn bắt gặp ở đó khả năng phục thiện, tấm lòng trắc ẩn khi Huệ “đang đêm xoã tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp” để báo tin cho Vinh Hoa về cái chết của Khải. Đặc biệt Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng hình tượng hoàng đế Quang Trung và Gia Long ở khía cạnh đời thường và sử dụng cô gái đẹp Vinh Hoa làm liều thuốc thử. Quang Trung thích Vinh Hoa ở cái phần đàn bà của cô chứ không phải ở cái

tài bán buôn của cô hàng tấm (Vinh Hoa vốn là con gái của một gia đình đại phú, chuyên buôn bán tơ lụa). Chi tiết miêu tả thái độ nóng nẩy không kiềm chế với những lời lẽ lăng mạ kẻ khác của Quang Trung trong truyện đã được nhiều học giả giải mã theo nhiều cách khác nhau, nhưng dù có yêu quý Nguyễn Huy Thiệp đến đâu, nhiều người vẫn cảm thấy gợn gợn. Ranh giới giữa giải thiêng thần tượng và hạ bệ thần tượng là khá mong manh. Nếu không vững tay viết, nhà văn có thể bước qua ranh giới ấy bất cứ lúc nào. Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, ở một số chi tiết, dường như người đọc cũng phải dặt dấu hỏi nghi ngờ này. Nguyễn Huy Thiệp sử dụng một số chi tiết rất nhỏ trong cuộc đời của Quang Trung và hư cấu trở thành một sự kiện quan trọng. Chính sử và tác phẩm văn học luôn tiềm ẩn những khả năng vênh nhau. Hoàn toàn có thể gọi đây là một kiểu lịch sử nguỵ tác. Rõ ràng sự lựa chọn này của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra một “cú sốc” văn hoá lớn với dư luận. Trong nền văn học đương đại, viết về vua Quang Trung, độc giả còn

gặp Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, ở đó lại dựng lên cho người

đọc một hình tượng Nguyễn Huệ - Quang Trung khác hẳn. Tiểu thuyết này giúp giải mã một số biến cố và hành vi mà Nguyễn Huệ thực hiện. Bằng những chi tiết, thoạt trông chẳng có gì đặc biệt (cử chỉ, thái độ, lời phát ngôn

trong sinh hoạt thường ngày), Sông Côn mùa lũ cho ta thấy một Nguyễn Huệ

gần với cái nhìn của chính sử hơn những đó vẫn là một sáng tạo độc đáo, ở đó Nguyễn Huệ xuất hiện trong nhân dáng và nhân cách của một nhà trí thức bình dân, trong cá tính và thông minh sắc sảo trên chiến trường và trong chính trường. Sự khác biệt trong cách tái tạo lại hình tượng người anh hùng với hình mẫu cụ thể Nguyễn Huệ của hai tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Mộng Giác đã chứng tỏ khả năng tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật độc đáo của các nhà văn đương đại Việt Nam.

Trong truyện ngắn Vàng lửa, Nguyễn Huy Thiệp vẫn thừa nhận Nguyễn Du là một “quốc bảo”, nhưng ông không đi theo lối mòn ca tụng

người anh hùng thường thấy, với những thành sáo ngữ quen thuộc mà nhà văn đã làm theo cách ngược lại. Lược qua xu hướng ca ngợi thiên tài nghệ thuật Nguyễn Du, tác giả muốn chỉ ra những mặt trái của tính chất nhân đạo bị lụy, bảo thủ, đồng thời cũng lột trần vị thế của người nghệ sĩ trong mắt những kẻ làm chính trị. Nguyễn Du có “tình” và có “tài” nhưng bé nhỏ trước Gia Long. Tất cả chất chứa bên trong nhưng được biểu hiện ra ngoài qua “khuôn mặt nhàu nát vì đau khổ”. Cô đơn là định mệnh của nhà văn, là khởi nguồn cho tài năng và đau khổ. Sứ mệnh của nhà văn là một sứ mệnh vinh quang nhưng cũng bạc bẽo. Có thể nói nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã góp vào dàn giao hưởng vốn quen tụng ca một giọng điệu phê phán nghiêm khắc, sắc lạnh, một lối viết trần trụi đến lạnh lùng. Qua hình tượng Nguyễn Du,

nhà văn muốn gửi gắm những thông điệp về văn hoá, xã hội sâu sắc: “Vàng

lửa chẳng những đã giải thiêng thần tượng, xét lại lịch sử mà còn chỉ ra

nguyên nhân của đời sống trì trệ cùng những bất cập của xã hội phương Đông bị ràng buộc bởi hệ ý thức bảo thủ, lạc hậu kéo dài nhiều thiên niên kỷ”. Tác phẩm là một tiếng chuông phản tỉnh, thúc giục con người trước những vận mệnh của dân tộc. Đó cũng là ý nghĩa thời sự mà một hình tượng người anh hùng tưởng chừng đã thuộc về quá vãng xa xôi có thể được truyền tải đến độc giả hiện đại.

Mưa Nhã Nam là câu chuyện mới về người anh hùng Đề Thám. Đằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sau con người được coi là “đại diện cho tâm hồn An Nam”, người có “có thần thái, tinh thần tự chủ cao, nhãn quan bao quát rộng”, Nguyễn Huy Thiệp còn khéo léo xây dựng hình tượng nhân vật này với “sự buồn nảm thất vọng về phẩm cách con người nói chung”. Nét tâm trạng ấy được thể hiện kín đáo “ở khoé nhìn vô hồn nơi ông”. Đặc biệt “Hùm thiêng Yên Thế” của

Nguyễn Huy Thiệp là lại “một anh hùng, cũng là một người nhu nhược”. Ông khóc như một người nhu nhược nhất đời, một người suốt đời thỏa hiệp, không bao giờ dám bước qua ranh giới bổn phận, nghĩa vụ, cương tỏa. Ông đã từng khóc như chưa bao giờ là một anh hùng, một người đứng đầu cuộc khởi nghĩa Yên Thế lừng danh. Trong mối tình với Xoan, Đề Thám đã tự đánh mất hạnh phúc của mình để rồi chỉ biết tự than khóc cho sự hữu hạn

của chính bản thân mình. Có thể nói Đề Thám trong Mưa Nhã Nam của

Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần tạo nên bản hợp ca mới về chủ nghĩa anh hùng. Đó là những con người cá nhân không thuần khiết, sáng láng, cũng là những bản thể cô đơn trong sức mạnh lý trí của mình, cái lý trí đã gắn bó máu thịt với xúc cảm đời thường.

Nếu người lính trong truyện ngắn Đỗ Chu là những con người ưu tú, mang trong mình lý tưởng sống cao đẹp với vận mệnh của dân tộc thì người lính, người anh hùng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không còn hát mãi khúc tráng ca hào hùng mà trở về là những con người đời thường, trần tục với tất cả chất người tự nhiên của nó: ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, ý

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 53)