Sự chiếm lĩnh hiện thực đời sống của Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 32)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Sự chiếm lĩnh hiện thực đời sống của Nguyễn Huy Thiệp

Trước năm 1975, hoàn cảnh chiến tranh không cho phép người nghệ sĩ khám phá tận cùng sự phức tạp, bề bộn, ngổn ngang của đời sống. Sau 1975, do yêu cầu của thời đại, do nhu cầu tự thân của hoạt động sáng tạo, hiện thực đời sống đi vào văn chương vẹn nguyên sự đa chiều của nó, được soi sáng, cày xới cả những phần khuất lấp, mờ tối, cuộc sống hòa bình bắt đầu với bao vấn đề mới mẻ, bức xúc thời hậu chiến. Đời sống chính trị lúc này cũng không còn là đối tượng phản ánh duy nhất của truyện ngắn. Từ việc chỉ ra “đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng” đến sự “khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo, và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo, rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật và phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật, các hình thức biểu hiện” (Nguyễn Đăng Mạnh), một hướng đi mới mở ra cho truyện ngắn đương đại. Sự đổi mới đầu tiên có lẽ bắt đầu từ việc mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực. Từ một hiện thực chủ yếu được giới hạn trong đời sống chính trị xã hội, truyện ngắn đương đại đã tìm đến một hiện thực rộng lớn hơn của đời sống nhân sinh thế sự: “hiện thực của đời sống hằng ngày với các quan hệ vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống” (Nguyễn Văn Long). Các nhà văn trong đó có Nguyễn Huy Thiệp thể tư duy chiêm nghiệm trong những

đề tài thế sự, đời tư. Nói như Phạm Xuân Nguyên trong bài Truyện ngắn và

cuộc sống hôm nay đánh giá: “Truyện ngắn hôm nay tiếp xúc, xới lật các

mảng hiện thực ở cả hai chiều quá khứ và hiện tại để mong góp một tiếng nói định vị cho người đọc, một thái độ nhìn nhận, đánh giá những việc, những người của bây giờ, nơi đây”.

Nếu như truyện ngắn Đỗ Chu là một bản tình ca mang âm hưởng vừa trữ tình vừa hào hùng về cuộc sống thì truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại là một sân khấu cuộc đời với đầy đủ trạng thái “hỉ, nộ, ái, ố”, với những đắng cay âm thầm, chua chát cùng những mảnh vỡ của hiện thực sắc lạnh đến ghê người. Mang trong mình những biến động âm thầm mà mãnh liệt của đời sống kinh tế, xã hội, tâm lý Việt Nam từ sau 1975, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã chạm đến chiều sâu cơ cấu xã hội và nhân tâm. Nói như nhà phê bình Diệp Minh Tuyền là “Anh đã thoát khỏi căn bệnh trầm kha lâu nay văn

học ta vẫn mắc phải: chủ nghĩa đề tài”. Khi Tướng về hưu xuất hiện (1987),

độc giả thực sự cảm thấy “sốc” trước ngòi bút phơi bày trạng thái nhân sinh

thời Đổi mới đầy lạnh lùng, tỉnh táo của nhà văn. Với lối viết mới lạ, Tướng

về hưu đã mang đến cho văn học một chất mới “chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay

đắng”, một “hơi gió lạ” - chủ đề cô đơn, tình trạng con người cô đơn, lạc loài ngay giữa gia đình, người thân và đồng loại. Nói như Đặng Anh Đào, nó “khơi dậy cảm giác về sự bất ổn đã là đòi hỏi phải được giải quyết ngoài đời”.

Truyện của Nguyễn Huy Thiệp từ Tướng về hưu, Muối của rừng, Huyền thoại

phố phường, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ, Không có vua

đến Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… “đều là những tín hiệu thức tỉnh sự chú ý của người đọc”. Những Không có vua, Những người thợ xẻ, Huyền thoại

phố phường… tái hiện hiện thực cuộc sống dội lên là một thế giới phân rã với

đầy xáo trộn, là âm vang của cuộc khủng hoảng xã hội, là sự rạn vỡ các chuẩn mực truyền thống. Nhà văn đã rọi luồng ánh sáng cực mạnh vào thế giới hiện thực, lách sâu vào đời sống đào sâu những mạch ngầm ở trong tâm hồn con người, thăm dò những tầng ngầm bí ẩn của quy luật nhân sinh nhằm khơi gợi nỗi lo âu và ý thức phản tỉnh sâu sắc ở người đọc. Không còn bị che phủ bởi hào quang chiến thắng, Nguyễn Huy Thiệp buộc chúng ta đối mặt với thực trạng xã hội phi lý, đầy bất cập thời hậu chiến, với cơ chế thị trường thực

dụng làm tha hóa tính người, với trạng thái cô độc, lạc loài của cá nhân trong một cộng đồng xã hội đã đứt tung mối dây liên hệ bền chặt. Rất nhiều lần, ông để cho nhân vật của mình cô đơn, trần trụi giữa cuộc đời, đến mức phải thốt lên: “Sao tôi cứ như lạc loài”. Con người thật bơ vơ, cô độc vì “có ai yêu

thương họ đâu” (Chảy đi sông ơi).

Một khi, cuộc sống gia đình được đặt vào bối cảnh cụ thể, và chịu sự tác động đa chiều của xã hội thì lối sống ích kỉ, buông thả theo những dục vọng thấp hèn, đồng tiền trở thành lực vạn năng, bất chấp mọi nguyên tắc và những chuẩn mực đạo đức, trong thực tế đã biến không ít những con người trở thành bất nhân, bất nghĩa. Với lối sống thực dụng, sòng phẳng, lạnh lùng,

ham giàu có, mà Thuỷ (Tướng về hưu) đã làm một việc trái với đạo lý của

Việt Nam: “Hàng ngày các thai nhi bỏ đi, Thuỷ cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu lên cho chó, cho lợn. Thực ra điều này tôi biết nhưng cũng bỏ qua, chẳng quan trọng gì. Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẩu thai nhi bé xíu thấy có cả ngón tay nhỏ hồng hồng... Ông bỏ lên nhà. Vợ tôi đi vào nói với ông Cơ: Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?”. Qua chi tiết “các mẩu thai nhi”, gợi cho ta một sự rùng rợn, ảm đạm về một lối sống thực dụng, trong đó, con người có thể làm bất cứ việc gì để kiếm tiền, kể cả “ăn thịt đồng loại”. Con người khác với động vật vì còn có phần nhân tính. Một khi con người đã đánh mất đi phần nhân tính, thì chỉ còn là một động vật bình đẳng trước đồng loại. Đó là nỗi đau, là niềm nhức nhối của lương tri mà Nguyễn Huy Thiệp gióng lên một hồi chuông mang ý nghĩa cảnh

báo. Cũng giống như Lâu đài của F.Kafka, hay Trăm năm cô đơn của

G.Marquez, nhân vật đều sống trong ốc đảo cô đơn. Cho hay con người hậu hiện đại phải chăng đang sống chung với cái cô đơn và chấp nhận cô đơn. Mỗi người mỗi mảnh đời không ai giống ai nhưng cái cô đơn không còn là câu chuyện của mỗi cá nhân riêng tư, nhỏ bé, trong từng cảnh đời đơn độc có

vấn đề xã hội. Khai thác tâm trạng cô đơn và thể hiện con người cô đơn cũng được xem một cách mà những nhà văn hiện đại như Nguyễn Huy Thiệp tìm đến chủ nghĩa nhân đạo.

Trong cơn luân chuyển thời đổi mới, xã hội Việt Nam không chỉ có những con người tha hoá trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, của tầng lớp trí thức, mà có cả sự tha hoá của người già, trẻ, người lãnh đạo, nhà giáo, hoạ sĩ, bọn ma cô, buôn lậu. Đồng tiền biến họ thành con thiêu thân, đắm chìm trong

trường lạc. Sang sông (Nguyễn Huy Thiệp) là cả một thế giới tha hoá, một

bức tranh nhân thế: Từ nhà sư, nhà giáo, nhà thơ, đến đôi tình nhân trẻ... đều trở thành kẻ đầu hàng cái ác, để cái ác nghênh ngang, đe dọa đến tính mạng của đứa trẻ và người mẹ tội nghiệp. Cuối cùng, tên cướp cũng phải ghê sợ mà trở thành kẻ cứu ngay đứa bé: “Làm việc gì cũng phải lấy nhân đức làm đầu. Trẻ con là tương lai của đất nước đấy!”. Chao ôi! Câu nói thoát ra từ miệng tên cướp cùng với hành vi cao thượng của hắn đã giúp chúng ta hiểu ra chân lý: Cần phải nhìn nhận con người một cách khách quan, và nhân tính hơn để hiểu bản chất của họ.

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng văn minh, thì càng xuất hiện nhiều cảnh nhố nhăng, ba phèng. Chỉ cần thông qua chi tiết điển hình cũng đủ cho ta nhìn nhận bản chất của con người trong thời đổi mới. Lời phát ngôn của Thuỷ đối với chồng: “Họ hàng nhà anh kinh bỏ mẹ”, đủ để thấy nhân tình

thế thái. Hay gia đình lão Kiền trong Không có vua là một thế giới thu nhỏ,

một cõi nhân gian không còn trật tự tôn ti. Mọi chuẩn mực truyền thống của một gia đình Việt dường như bị triệt tiêu hoàn toàn khi lão Kiền – bố chồng bắt ghế lén xem con dâu tắm, lại hoàn toàn thản nhiên trước mâu thuẫn của

các con: “Chúng mày giết nhau đi, ông càng mừng”, khi Đoài – em chồng

cái lối biểu quyết bố chết của Đoài: “Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhé”. Những cảnh tượng như thế đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trước một

hiện thực bất ổn, đồng thời bộc lộ sự lo ngại trước cơn suy thoái nhân cách con người. Con người trở nên thái quá, vội quên cội nguồn dân tộc, và thờ ơ

đồng loại. Sự sa đọa về phẩm chất đã đẩy con người đến chỗ đốn mạt. Không

có vua như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho sự xuống cấp trầm trọng của đạo

đức con người. Có thể nói, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã “kéo văn học đang thánh thót ở bè cao xuống cái trần tục đời thường... và nhờ đó bắt một cái vòi có lưu lượng mạnh của hiện thực ngổn ngang mới ùa tràn vào văn học, đem lại sinh khí mới mạnh mẽ cho văn học” (Nguyên Ngọc) [36]. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần khắc phục tình trạng “tráng một lớp men trữ tình hơi dầy” (Nguyễn Minh Châu) của văn học trước đó và đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thời đại, của công chúng “đang cần những cuốn sách tự vấn, những cuốn sách giúp họ tự vấn, những cuốn sách giúp họ nhận thức lại mình”. Chính điều đó đã tạo nên chất “muối” trong những trang văn của Nguyễn Huy Thiệp.

Tiểu kết

Nhìn vào văn học nghệ thuật, chúng ta thấy được lịch sử dân tộc trong đó. Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau ta lại thấy được những cách phản ánh hiện thực khác nhau, tạo nên nét đặc trưng thẩm mĩ của mỗi giai đoạn văn học. Văn học giai đoạn từ 1986 đến nay có những sự thay đổi trong cách phản ánh và lý giải hiện thực so với giai đoạn văn học trước 1986. Đó là sự đổi mới cần thiết và cũng là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của văn học. Soi vào truyện ngắn của Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp, người đọc nhận thấy truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói chung đã có sự chuyển đổi từ tư duy sử thi với một khoảng cách khó vượt giữa nhà văn và đối tượng mà nhà nghiên cứu nổi tiếng Bakhtin gọi là “khoảng cách sử thi”, sang kiểu tư duy mới: suy

ngẫm về hiện thực, suy ngẫm về cái đương đại đang diễn ra, “cái đương đại chưa hoàn thành”. Về đề tài, từ sự gắn liền với vận mệnh dân tộc, truyện ngắn thời kỳ đổi mới đã có sự lột xác dần với những đề tài thế sự đời tư, xu hướng ngợi ca cũng được thay thế bằng cái nhìn phê phán hiện thực. Sự vận động này đã thể hiện sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn sau năm 1975 và đặc biệt là sau Đổi mới. Mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống vẫn là một vấn đề quan trọng trong văn học từ 1986 trở lại đây. Nhà văn không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt hời hợt, phiến diện, một chiều. Không thể chỉ ca tụng cái đẹp đẽ nhìn thấy bên ngoài mà làm ngơ hoặc bỏ qua những chai sần của cuộc sống. Có những vấn đề nhìn bên ngoài tưởng xấu xí nhưng bên trong lại rất đẹp. Và có những điều vẻ ngoài đẹp lung linh huyền ảo nhưng đằng sau nó lại không hề như vậy. Họ có độ lùi so với quá khứ để nhìn cuộc chiến khách quan, đa diện với những khám phá ở tầng sâu nhân tính, tầng sâu dân tộc hơn. Có khi họ viết về cuộc sống của đất nước hòa bình không còn thấy sự đơn giản một chiều mà là một hiện thực phong phú, đa dạng, đi sâu vào bản chất người, vào tâm thức con người. Trở lại với hiện thực đời thường, chọn những con người, những sự việc bình thường lâm tiêu điểm, đặt nó vào quỹ đạo quan sát của văn học các nhà văn đâ khơi vào nguồn mạch mới để làm giàu thêm cho nhận thức và sinh hoạt tinh thần của con người. Ở các truyện ngắn này, văn học bỗng trở thành “những vui buồn của đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi ức về quá khứ và dự cảm về tương lai, là trầm tư về lẽ tồn vong của con người, trong mối quan hệ với xâ

hội, tự nhiên và vũ trụ”. Sự thay đổi trong nội dung chiếm lĩnh hiện thực của

các nhà văn trong hai giai đoạn trước và sau 1975 đã chứng tỏ sự thay đổi vị thế và tư duy nghệ thuật của nhà văn.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 32)