Từ quan niệm về con người đến những kiểu nhân vật đặc trưng

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 37)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.Từ quan niệm về con người đến những kiểu nhân vật đặc trưng

Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Nhận xét trên của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói lên được sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực hiện thực cuộc sống trong đó con người là đối tượng trung tâm. Văn học nghệ thuật chính là sự phơi trải cái nhìn về con người. Nhà văn có thể viết một tác phẩm không có hình bóng con người nhưng suy đến cùng lại nói về con người. Quan niệm về con người liên quan đến toàn bộ quá trình sáng tạo của nhà văn, đến tất cả các yếu tố nội dung vâ hình thức của tác phẩm. Nó đánh dấu sự thay đổi đáng kể của hệ hình tư duy trong sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên không thể quy nó vào tinh thần đạo đức, chính trị, nhận thức cảm tính hay tư duy lý luận của họ. Tiến trình lịch sử văn học cũng cho thấy, sự đổi mới văn học thường gắn liền với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Đúng như nhà văn Đức - J. Bêsơ từng khẳng định: “Nền văn học mới

bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới”. Theo Trần đình Sử, chừng nào

chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu. Có bao nhiêu nghệ sĩ thì có bấy nhiêu cách cắt nghĩa lý

giải về con người. Mỗi thời kỳ văn học, mỗi nhà văn lại thể hiện quan niệm riêng về con người và từ đó xây dựng những kiểu mẫu nhân vật khác nhau trong tác phẩm của mình. Với truyện ngắn, khả năng thể hiện quan niệm về con người càng phong phú. Do dung lượng nhỏ, nắm bắt những nét bản chất nhất của cuộc sống,.. truyện ngắn có khả năng chuyển tải những vấn đề của thời đại, con người một cách chính xác nhạy bén. Cũng chính điều này đã khiến truyện ngắn trở thành thể loại cho phép nhà văn thử nghiệm và triển khai những khía cạnh mới mẻ, linh hoạt trong quan niệm nghệ thuật về con người. Cho nên, khi nghiên cứu tác giả, tác phẩm truyện ngắn cần soi chiếu và bắt nguồn từ quan niệm của nhà văn đó về con người. Với quan điểm về con

người ấy, nhà văn xây dựng một thế giới nhân vật khác nhau. Nhân vật là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hoá quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu đạt tương ứng”. Nói cách khác, nhân vật chính là sự kết tinh của các mối quan hệ đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với vai trò là một phương diện không thể thiếu

được trong mỗi sáng tác văn học, nhân vật còn là nơi tập trung “mọi giá trị tư

tưởng nghệ thuật”, thể hiện đặc điểm cũng như cá tính sáng tạo của nhà văn.

Có thể nói nhân vật chính là chiếc chìa khóa giúp người đọc khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 37)