5. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu “là thái độ, tình cảm của nhà văn đối với sự việc, hiện tượng được miêu tả mà người đọc có thể cảm nhận qua sắc thái biểu cảm của lời văn”. Trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu (voice) cũng là một yếu tố cơ bản. Phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của người sáng tạo, giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả (gián tiếp qua hình tượng người kể chuyện). Giọng điệu được thiết lập từ mối quan hệ giữa người kể với người nghe từ thế giới sự kiện được miêu tả và tạo thành giọng điệu trần thuật. Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến đã từng kể lại câu chuyện của
Marquez khi viết cuốn sách Trăm năm cô đơn rằng: “sau khi viết xong truyện
Giờ rủi ro, nhà Văn đã có đủ tư liệu để viết Trăm năm cô đơn nhưng ông
không thể nào cầm bút vì chưa tìm ra giọng. Mãi năm năm sau ông mới tìm ra giọng điệu thích hợp đó là cách kể của một bà già nói về những chuyện hoang đường, siêu nhiên bằng một giọng hết sức tự nhiên. Chỉ khi ấy, tác giả mới viết được”. Như vậy, mỗi nhà văn có một giọng điệu nghệ thuật riêng. Giọng điệu ấy chỉ có cất lên từ cổ họng của người nghệ sĩ. Vì vậy, tìm cho đúng giọng điệu để viết là công đoạn khó khăn nhất của nhà văn. Giọng điệu trong sáng tác của các nhà văn cũng có sự biến đổi phụ thuộc vào tư duy nghệ thuật của nhà văn đó. Tìm hiểu giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu và
Nguyễn Huy Thiệp, người đọc sẽ nhận ra sự khác biệt, cầu nối và cả nét chung của hai nhà văn này. Quá trình từ khác biệt đến điểm chung của họ là biểu hiện rõ nét của sự vận động của truyện ngắn thời ky đổi mới.