Kết cấu trong truyện ngắn Đỗ Chu

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 76)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2.1.Kết cấu trong truyện ngắn Đỗ Chu

a. Kết cấu giản dị, tự nhiên, tuân thủ những nguyên tắc truyền thống:

Đỗ Chu từng tâm sự: “với tôi cốt truyện không thành vấn đề lắm”. Có lẽ chính vì vậy mà truyện ngắn của ông thường có lối kết cấu tự nhiên, giản dị. Đã có lần ông từng bộc bạch rằng trong quá trình sáng tác, ông thường không có thói quen xây dựng kết cấu truyện mà kết cấu thường xuất hiện cùng một lúc với ý đồ nghệ thuật của nhà văn, “có truyện ban đầu chỉ đến với

tôi bằng một cái tên Hương cỏ mật, Mùa cá bột, tôi nghĩ ra những cái tên ất

trước, thấy hay hay, rồi liên tưởng ra nhân vật và cốt truyện. Có truyện chỉ bắt

đầu từ một khung cảnh. Như trường hợp truyện Phù sa… Hoặc Ráng đỏ thì

truyện bắt đầu từ những số phận tôi gặp trong đời sống”. Như vậy có thể thấy những ý tưởng nghệ thuật của truyện ngắn của Đỗ Chu thường đến rất tình cờ, “chỉ đột khởi từ một nguyên cớ rất không đâu”.

Kết cấu tự nhiên, giản dị thể hiện ngay từ lối mở đầu, cách dẫn dắt câu chuyện và cả cách kết thúc. Tác phẩm của ông thường đi thẳng vào giới thiệu nhân vật chính hoặc vấn đề trọng tâm của truyện. Nhiều khi chỉ bằng một câu ngắn gọn, Đỗ Chu đã dẫn người đọc đi thẳng và trực diện vào đầu mối của

câu chuyện. Hương cỏ mật đến với người đọc bằng một chân lý giản dị:

“Ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi người, cái bất ngờ cũng vẫn thường tìm thấy.” [22]. Từ chân lý này, nhà văn dẫn dắt trực tiếp vào câu chuyện thầy Tuân lấy cô giáo Nhâm. Chuyện này với Tuân là một niềm vui bất ngờ. Và cứ

thế, hệ thống nhân vật và sự kiện cứ nối tiếp nhau hiện dần ra rất tự nhiên như chính quy luật tất yếu của dòng chảy đời thường trong cuộc sống. Hay như

trong truyện Mùa cá bột, nhà văn chỉ dùng một câu đơn ngắn gọn để dẫn trực

tiếp vào truyện: “Mùa cá bột lại đến”. Chỉ với một câu giới thiệu đơn giản như vậy nhưng nhà văn đã hé mở với độc giả một không khí lao động rất khẩn trương của bà con xã viên trong mùa cá bột. Lồng vào đó còn có câu chuyện hi sinh anh dũng của người đội trưởng Đá. Nhưng đọc truyện, độc giả không nhận ra sự khiên cưỡng hay lạc điệu nào mà càng cảm nhận được sâu sắc hơn tinh thần lao động hăng say, hết mình của những người lao động mới trong những năm đầu xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Có thể nói cách kết cấu giản dị, tự nhiên đã trở thành một nét phong cách rất riêng trong truyện ngắn của Đỗ Chu. Đúng như Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh từng nhận

xét: “Một nét rất đáng quý trong sáng tác của Đỗ Chu là tính chất giản dị và

tự nhiên. Giản dị và tự nhiên trong kết cấu, trong nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện, trong giọng văn, trong lời văn”. Có thể nói chính cách kết cấu này

giúp nhà văn gần gũi và đến gần hơn với bạn đọc.

b. Kết cấu truyện lồng trong truyện

Đọc truyện ngắn Đỗ Chu, ta bắt gặp một lối kết cấu khá phổ biến là hình thức truyện lồng trong truyện. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo Trâmm

trong bài viết Sự di chuyển của kết cấu truyện lồng truyện và kiểu truyện

khung trong văn học từ Ấn Độ sang Đông Nam Á, kết cấu truyện lồng truyện

ở góc độ một thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới. Nói một cách đơn giản đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm. Điều đặc biệt là những câu chuyện trong một truyện không tách rời mà luôn được đan cài vào nhau rất linh hoạt, tự nhiên, cho người đọc những ấn tượng về sự chân thực của chuyện được kể, kéo họ

lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện. Sự đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho nhân vật (nhất là thế giới nội tâm của nó) được xem xét dưới nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên hơn. Kết cấu “truyện lồng trong truyện” không phải một dạng kết cấu mới lạ đối với loại hình tự sự nhưng khi đi vào truyện ngắn Đỗ Chu, chúng lại mang những giá trị rất riêng.

Là người viết sớm và cũng “sớm tạo cho mình một cách viết riêng”,

ngay ở truyện Hương cỏ mật, tác phẩm mở đầu của tuyển tập được Đỗ Chu

viết năm 18 tuổi đã có đặc điểm kết cấu này. Lớp truyện thứ nhất là từ thời hiện tại là khi Tuân rời ghế nhà trường đi làm lính nghĩa vụ và nhận được tin cha Tuân lấy cô giáo Nhâm. Theo dòng hồi tưởng của Tuân, lớp truyện thứ hai là quay về thời quá khứ. Câu dẫn vào chuyện rất tự nhiên: “Nhưng bây giờ thì… khác nhiều rồi”. Lớp truyện thứ hai kể về chuyện bố Tuân là bộ đội Nam tiến, chuyện mẹ Tuân bị giặc giết hại, chuyện học cô giáo Nhâm và được cô quan tâm, chăm sóc, chuyện cha Tuân khi ở Tây Bắc thường xuyên trao đổi với cô giáo Nhâm về tình hình học tập của Tuân; sau đó truyện lại trở về với thì hiện tại với việc đám cưới của cha Tuân với cô giáo Nhâm và lá thư mà Tuân vừa nhận được từ cô giáo Nhâm. Cách kết cấu kiểu truyện lồng trong truyện như vậy có khả năng mở rộng phạm vi không gian - thời gian, kéo theo việc mở rộng sự kiện, biến cố qua dòng hồi tưởng của nhân vật Tuân. Đặc điểm kết cấu này thể hiện khá nhất quán trong các sáng tác của Đỗ Chu. Vì vậy người đọc dễ dàng tìm thấy trong hàng loạt các truyện ngắn

mang kết cấu này như Đường qua nhà, Chuyện mùa hạ, Gió qua thung lũng,

Ráng đỏ, Trung du, Tháng hai, Hoạ mi hót, Chiến sỹ quân bưu, Chân trời…

Lồng ghép những mảnh đời vào câu chuyện, tác giả đã làm đa dạng hóa kết cấu trần thuật. Với cách kết cấu này, người đọc có hình dung ra những câu

chuyện trên như những bông hoa đang chớm nở. Ta phải bóc dần từng cánh từng cánh để thấy được cái nhụy bên trong – một cái nhụy mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như một hạt giống lành để lại mùa sau.

c. Kiểu kết cấu truyện đơn tuyến

Kết cấu tác phẩm thể hiện quá trình làm việc căng thẳng, công phu của nhà văn với chất liệu cuộc sống từ đó để biểu hiện một chân lí khái quát. Nó cũng phản ánh quá trình tư duy của nhà văn, quá trình vận động của tư duy ấy. Tư tưởng sống động của nhà văn bao giờ cũng biểu hiện trong kết cấu và qua kết cấu. Khi tư duy nghệ thuật của nhà văn có sự biến đổi, vận động thì tất yếu kết cấu tác phẩm cũng có sự thay đổi. Truyện ngắn Đỗ Chu thể hiện khá rõ nét đặc điểm này.

Từ sau năm 1986, sự chiếm lĩnh hiện thực và quan niệm nghệ thuật của nhà văn Đỗ Chu có sự biến đổi rõ nét, điều này kéo theo sự thay đổi của cốt truyện và kết cấu. Cốt truyện giai đoạn này thường được Đỗ Chu xây dựng theo kiểu đơn tuyến. Với kiểu kết cấu này, nhà văn đã tập trung ngòi bút của mình vào xây dựng tình tiết, sự kiện và các biến cố. Ở một số truyện xuất hiện những yếu tố bất ngờ, đột biến trong tâm lý nhân vật. Chính điều này đã thể hiện rõ nét, sâu sắc hơn những bi kịch cuộc sống của con người và những mặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trái trong xã hội hiện đại. Một loạt những truyện ngắn như Cánh đồng không

có chân trời, Mảnh vườn xưa hoang vắng, Một loài chim trên sóng, Mê lộ, Ngày đang trôi,… đã có khả năng phản ánh sinh động một số phận, một cuộc

đời nhân vật trong sự đa chiều của các mối quan hệ và chiều kích rộng lớn của cuộc sống. Song song với kiểu kết cấu đơn tuyến, nhà văn Đỗ Chu vẫn trung thành với cốt truyện tâm lý. Tuy nhiên truyện ngắn giai đoạn này của ông đã mang màu sắc, âm hưởng rất mới lạ bởi sự đa thanh, nhiều giọng điệu trần thuật. Điều này đã thể hiện sự lột xác của ngòi bút truyện ngắn Đỗ Chu trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 76)