Sự chiếm lĩnh hiện thực khách quan của Đỗ Chu

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 28)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Sự chiếm lĩnh hiện thực khách quan của Đỗ Chu

Đỗ Chu đã có lần bộc lộ quan điểm của mình: “Cái chân đế của một tác phẩm chính là sự gắn bó với đời sống”. Cũng chính bởi xuất phát từ ý thức nghệ thuật này mà sáng tác của ông luôn bám rễ sâu xa từ cội nguồn cuộc sống. Giai đoạn 1945 - 1975 là giai đoạn bão táp nhất của lịch sử dân tộc, vì thế văn học cũng sôi nổi và hào hùng hơn bao giờ hết. Thời kỳ này, chính đất nước đã vinh danh cho các nhà văn, đã làm thăng hoa những giá trị lớn lao của dân tộc. Tất cả những vụn vặt của đời sống bình thường đều bị gác lại, văn học hướng đến mục đích chung của Tổ quốc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng và cuộc sống mới, cổ vũ kháng chiến, ngợi ca thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nảy sinh từ mảnh đất hiện thực này, văn học giai đoạn này nói chung và truyện ngắn Đỗ Chu nói riêng đã thể hiện tư duy sử thi, cảm hứng ngợi ca, đề tài gắn liền với vận mệnh dân tộc. Tác phẩm của Đỗ Chu là “bức tranh của lịch sử - một quá khứ dù có đau thương và mất mát nhưng rất đỗi hào hùng trong những năm tháng chiến tranh và cả hiện thực của ngày hôm qua với không ít ngổn ngang, bề bộn” (Lê Hương Thủy) [44].

Nhưng khác với các cây bút văn xuôi đương thời tìm vào tuyến lửa phản ánh những khốc liệt của chiến tranh và sự sống – cái chết gần kề bên người lính. Đỗ Chu lại rẽ sang một nhánh sông nhẹ nhàng và êm ả hơn. Nhà văn viết về tâm hồn nghệ sĩ bay bổng, lãng mạn, tinh tế, nhạy cảm nhưng cũng đầy nhiệt huyết và tinh thần chống giặc ngoại xâm. Đỗ Chu ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, những nghĩ suy, trăn trở và thế giới tình cảm phong phú và nhạy

cảm của người lính nơi tuyến lửa. Bỏ lại những nỗi niềm riêng, những tình cảm bé nhỏ, đời thường, thế hệ thanh niên khoác ba lô lên đường theo tiếng

gọi của đất nước. Tuân (Hương cỏ mật) ngay khi rời ghế nhà trường đã tiếp

nối con đường của các thế hệ cha ông, tự nguyện tham gia làm nghĩa vụ quân sự, mặc cho những ngày đầu “biết bao ngượng ngập, vụng về, biết bao suy

nghĩ nhớ thương”. Hay trong Ráng đỏ, Huân đang là sinh viên nhưng trước

hoàn cảnh đất nước chìm trong lửa đạn, anh sẵn sang “gác bút nghiêng theo nghiệp binh đao”, Hàm vốn là giáo viên dạy lái xe nhưng một mực xin được vào tuyến lửa để trực tiếp chiến đấu hay sẵn sàng làm bất cứ việc gì kể cả “ở chiến trường nếu cần tôi có thể lấy vai gùi hàng chạy bộ cũng được”. Tất cả những con người ấy đã tạo nên một thời kỳ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Những trang văn của Đỗ Chu vì thế cũng mang vẻ đẹp sử thi hào hung.

Trong sáng tác của Đỗ Chu thời kỳ đầu (những năm 1960), ta bắt gặp không khí đất nước những năm chuyển tiếp từ hòa bình sang chiến tranh phá hoại của Mỹ. Không trực tiếp phản ánh hiện thực tàn khốc của chiến tranh, Đỗ Chu hướng ngòi bút vào việc ca ngợi những con người hậu phương giàu niềm tin và nghị lực. Họ đã cống hiến hết mình để chung tay xây dựng cuộc sống mới, góp phần chi viện cho tiền tuyến. Tác phẩm của ông là bức tranh đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt bình thường của người dân trong các làng quê. Ta bắt gặp những trang văn thật nền nã mô tả nhịp điệu cuộc sống.

Đó là khung cảnh lao động hối hả, khẩn trương của bà con xã viên trong Mùa

cá bột, là không khí làm việc hăng say, quyết liệt của đoàn vận tải của công

trường xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại trong Mận trắng, là cảnh làm ăn

tập thể nhôn nhịp, tươi vui trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau năm 1954 của những người dân ven song nước trong những

ngày lò gốm đỏ rực như trong Phù sa…. Bên cạnh đó, tác phẩm còn phản ánh

phong hay văn công khi chiến tranh phá hoại của Mỹ khuấy động nhịp sống bình lặng của làng quê. Hiện thực được Đỗ Chu lý tưởng hóa, thi vị hóa nên dẫu phản ánh chiến tranh vẫn thấy lấp lánh sắc màu lạc quan, tin yêu vào tương lai đất nước và dân tộc. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng và cảm hứng ngợi ca đã chắp cánh cho những trang văn của Đỗ Chu bay bổng.

Thiên về khai thác cái đẹp trong đời sống và con người là đặc trưng nổi bật của truyện ngắn Đỗ Chu. Ngòi bút của ông luôn hướng về việc ca ngợi con người nói chung, những phẩm giá tốt đẹp trong quan hệ giữa con người với con người nói riêng. Đó là nét hiện thực cơ bản, tạo nên sức mạnh tinh thần của người dân miền Bắc trong thời kỳ vừa dựng xây chủ nghĩa xã hội vừa chiến đấu, tích cực chi viện sức người sức của cho miền Nam ruột thịt. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Đỗ Chu thường chân tình, đầm ấm. Đó là một cái nhìn cuộc sống trong trẻo, yêu thương, trải qua những vất vả gian khổ, sự trong trẻo đó, nỗi niềm yêu thương đó không bao giờ mất đi trong nhân vật cũng như trong con người tác giả của nó.

Giai đoạn nửa sau thập kỷ 70 và nửa đầu thập kỷ 80, Đỗ Chu vẫn sáng tác nhưng những truyện ngắn của ông chưa gây được tiếng vang trong đời sống văn học. Nhưng sau đó, với tâm huyết và sự nỗ lực không ngừng nghỉ,

Đỗ Chu đã đem đến cho người đọc những tác phẩm đặc sắc như Mê lộ, Cánh

đồng không có chân trời, Mảnh vườn xưa hoang vắng,… Ở những truỵện

ngắn này, người đọc thấy cảm hứng bi kịch đã xuất hiện và dần dần đậm đặc. Đỗ Chu đã bắt nhịp được với đời sống đương đại, lật xới, khám phá và thể hiện nhiều mảnh đất hiện thực mới với những mảng màu sáng tối, với những bi kịch, nỗi đau khác nhau. Cũng giống như Nguyễn Huy Thiệp, truyện ngắn Đỗ Chu dành nhiều sự quan tâm cho số phận con người đặc biệt là số phận người lính. Đề tài chiến tranh và người lính vẫn được Đỗ Chu khai thác nhưng với những bình diện hiện thực hoàn toàn mới. Với một độ lùi của thời gian và

lịch sử, nhà văn đã viết về số phận, cuộc đời của nhân vật sau chiến tranh “những người lính được gì, mất gì và họ phải sống như thế nào” [44]. Tác giả đã xoáy sâu vào những bi kịch đời thường của người lính như Đống trong

Mảnh vườn xưa hoang vắng hay Hoàng Trữ trong Mê lộ khi bước ra khỏi chiến

tranh. Rõ ràng Đỗ Chu đã có một cái nhìn khác về hiện thực và đây chính là sự phá cách của ngòi bút Đỗ Chu thời kỳ đầu đổi mới.

Trước yêu cầu của hiện thực và sự thay đổi trong tầm đón nhận của người đọc, Đỗ Chu đã tiếp nối dòng chảy đổi mới với hàng loạt truyện ngắn

mang cảm hứng thế sự như Lão Mai, Họa mi hót, Người của muôn năm trước,

Một loài chim trên sóng,… Đất nước được hồi sinh sau chiến tranh, cuộc sống

dần trở lại với những quy luật bình thường, con người trở về với muôn mặt đời thường, ý thức cá nhân được thức tỉnh mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh những đòi hỏi chính đáng về quyền lợi của cá nhân, con người hiện đại cũng có thể bị chính sự tư lợi cá nhân biến thành những kẻ tham lam, ích kỷ. Nền kinh tế thị trường mở ra, xu thế tất yếu là người ta chạy theo những giá trị vật chất. Đồng tiền đã len lỏi, chi phối vào nhiều mối quan hệ, làm băng hoại nhiều giá trị tinh thần giữa con người với nhau. Tất cả những mặt trái trong hiện thực đời thường đã được nhà văn Đỗ Chu khai thác sâu sắc. Bức tranh tâm trạng của con người với các góc khuất của số phận được Đỗ Chu phản ánh rõ nét. Chất lãng mạn cách mạng ngày nào đã nhường chỗ cho đôi mắt nghiêm nghị, nhìn vào sự thật và nói thẳng sự thật. Đây là bước chuyển mình,

tạo động lực cho tập truyện ngắn Một loài chim trên sóng ra đời. Tuyển tập

này phản ánh cái muôn mặt của thời buổi cơ chế thị trường. Hầu hết là hình ảnh những người lính trở về. Đỗ Chu đặt họ vào bối cảnh lịch sử hoàn toàn mới để thấy rõ sự tác động dữ dội của hoàn cảnh lên tính cách và làm thay đổi số phận con người. Cũng như những cây bút truyện ngắn cùng thời khác, Đỗ Chu nỗ lực đi sâu khai thác bản ngã, chiều sâu nhân bản ở mỗi con người.

Chính điều này khiến các truyện ngắn giai đoạn sau 1975 của Đỗ Chu không bị chìm lấp đi giữa muôn vàn những cây bút mới, lạ và độc đáo khác.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm trong sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại qua truyện ngắn Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)