Tình thái không thực hữu

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 57)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2 Tình thái không thực hữu

* Khái quát:

Tình thái không thực hữu là một tiểu loại của tình thái nhận thức, nhấn mạnh đến tính khả năng của một sự tình. Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy chiếm đa phần trong số đó là các câu có định ngữ biểu thị tình thái không thực hữu. Điều này là do khi nhận thức hiện thực, để tránh nghiêng về một trong hai thái cực hiện thực (khẳng định) và phi hiện thực (phủ định), người

nói sẽ đưa ra một khả năng. Tình thái không thực hữu cho phép người nói đưa ra đánh giá của mình về tính hiện thực hoặc không hiện thực của sự tình mà không phải xác nhận một cách tuyệt đối sự tình có xảy ra hay không. Tình thái không thực hữu nằm giữa hai thái cực của tình thái thực hữu (người nói cam đoan và có đủ bằng chứng xác nhận sự tất yếu của sự tình) và tình thái phản thực hữu (khẳng định một sự tình là sai hoặc không thể xảy ra). Tình thái không thực hữu thường hay được sử dụng trong giao tiếp vừa để người nói đưa ra một đoán định về tính tất yếu khả năng xảy ra của một sự tình vừa để người nói thể hiện thái độ của mình trước sự tình đó là không chắc chắn. Với việc đưa ra thái độ này, người nói không phải chịu trách nhiệm trước sự tình, vì thế biểu thức biểu thị tình thái không thực hữu có thể được xem như là một biểu thức rào đón (hedging). Palmer khi đưa ra một hệ thống suy luận và bằng chứng cũng nhận xét rằng bằng chứng là một cách để người nói cho biết anh ta không coi điều mình đang nói là thực tế, cả suy luận và bằng chứng đều có thể coi là phương tiện để người nói báo hiệu việc muốn giảm mức độ cam kết đối với tính chân thực của điều được nói đến. Nói đến sự cam kết không hoàn toàn chính là nói đến tình thái không thực hữu.

Có lẽ vì tính hiệu quả và tiện dụng của ý nghĩa tình thái không thực hữu trong giao tiếp mà số lượng các phương tiện biểu đạt tình thái này trong tiếng Việt vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt, để biểu đạt loại tình thái này có các phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ pháp, trong đó việc sử dụng phương tiện từ vựng chiếm phần lớn. Liên quan đến đề tài, có thể kể đến một số loại định ngữ tình thái không thực hữu mà chúng tôi đã thống kê được, bao gồm các trường hợp điển hình như: có thể, có lẽ, không lẽ, nghe đâu, đoán, nghe đồn…..

Dựa trên những nét nghĩa đặc trưng của các định ngữ câu biểu thị tình thái không thực hữu, chúng tôi đã có sự phân chia thành các nhóm nhỏ, cụ thể:

- Nhóm định ngữ câu dựa trên sự suy lý

- Nhóm định ngữ câu dựa trên cơ sở bằng chứng của các giác quan - Nhóm định ngữ câu dựa trên nguồn thông tin tường thuật hoặc nghe được.

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)