Nhóm định ngữ câu xác nhận một sự tình trên cơ sở mối quan hệ tương

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 52)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1.3.Nhóm định ngữ câu xác nhận một sự tình trên cơ sở mối quan hệ tương

quan hệ tương phản

- Gồm các trường hợp theo mô hình sau: “Thật ra, Thực ra, Thực tế là, Sự thực là….+ P”. Những định ngữ này xuất hiện ngay đầu phát ngôn, thường có dấu phẩy hay có quãng nghỉ hơi ngay phía sau. Chức năng của định ngữ tình thái trong trường hợp này là tạo sự liên kết giữa hai sự tình có tính chất đối lập, trái ngược nhau.

Xét các ví dụ:

- ( Sát khí bừng bừng. Họ đã đe giết lẫn nhau). Mà sự thật thì cả hai ông, mỗi lần ra khỏi nhà, đều phải có người đi bộ về.

- ( Kết cục thì ông lý Nhung thua. Ba tháng tù án treo, chân lý trưởng thì bị cách chức. Người ta nói: Ông tức quá thổ ra hàng bát máu) Thật ra không phải thế.

(1, 232) - ( Đó là theo cái giọng của Mô. Nghe nó nói thì ra nó ghét con Lân lắm. Nó mỉa mai và hằn học). Thật ra thì cu cậu cũng thèm rỏ dãi.

(3, 135) - ( Dáng chị cao và mảnh khảnh. Không.) Thực ra chị cũng chả cao cả gì nhưng có lẽ do thân hình chị mảnh mai quá nên trông cứ vượt lên

(6, 14)

Phân tích:

Trong các ví dụ trên có thể thấy mối quan hệ đối lập, tương phản giữa các vế trong cùng một lượt lời của người nói. Phát ngôn có chứa định ngữ đầu câu nêu ra một sự tình trái ngược, phủ định cái sự tình được nêu ra trong vế trước (có thể là trong phát ngôn đi trước). Phân tích ví dụ thứ (3) trong chuỗi ví dụ trên: Người nói nêu ra một sự tình là thái độ của Mô với con Lâm là ghét bỏ, mỉa mai và hằn học. Tuy nhiên, sau khi đã có bằng chứng thì người nói khẳng định cái sự tình đó là sai mà thực tế phải là “Thật ra thì cu cậu cũng thèm rỏ dãi”. Ở đây, có 2 nội dung cần chú ý, thứ nhất là người nói bác bỏ cái sự tình được giả định trước phát ngôn có định ngữ câu và thứ hai là khẳng định thực tế, là sự tình trong phát ngôn có chứa định ngữ tình thái.

Có thể khái quát định ngữ câu ở nhóm này như sau: “Thật ra/ Sự thực là/ Thực ra/ Thực tế + P sự tình” là sự khẳng định tính xác thực của sự tình P

trên cơ sở liên hệ thực tế, có bằng chứng cụ thể. Đồng thời, bác bỏ sự tình tiền giả định trước đó do không đúng với thực tế đã được kiểm chứng hoặc với niềm tin của người nói. Đặc điểm của định ngữ câu trường hợp này là đứng

đầu câu, xác thực một sự tình dựa trên mối quan hệ tương phản, đối lập của sự tình đó với tiền giả định trong phát ngôn đi trước.

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 52)