Định ngữ tình thái đứng sau liên từ

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 40)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Định ngữ tình thái đứng sau liên từ

Khảo sát tư liệu cho thấy trường hợp định ngữ tình thái đứng sau liên từ cũng khá phổ biến. Ở vị trí này, định ngữ tình thái không chỉ nhấn mạnh đến tính chất nội dung sự tình mà còn tạo ra 2 mối liên kết: thứ nhất là tạo sự liên kết có tính nội tại giữa liên từ với nội dung mệnh đề, thứ 2 là mối liên kết giữa phát ngôn chứa nó với câu đi trước. Riêng về loại liên kết này, qua ví dụ ta thấy, chức năng liên kết giữa câu có định ngữ tình thái với câu đi trước là rất phổ biến và thể hiện rõ đặc điểm ý nghĩa của định ngữ tình thái.

Xét các ví dụ sau:

Cũng có thể như thế lắm! (1, 46)

Nhưng hình như hắn chưa thật say? (1, 50)

Thì ai bảo mình không bán? (2, 29)

Nhưng biết đâu Oanh lại chả muốn đầy đọa Thứ và San nữa đấy? (3,50)

Thì ít ra chàng cũng phải để cho người ta về thăm nhà người ta trước đã, còn việc về nhà chàng sẽ nghĩ đến sau. Vả lại, ít ra cũng phải có câu cảm ơn người em và cả người anh nữa, cho phải phép. (4, 118)

Phân tích:

Có thể khái quát mô hình phát ngôn có định ngữ tình thái đứng sau liên từ như sau:

Liên từ + Định ngữ tình thái+ Mệnh đề

(Mệnh đề đứng sau tình thái có thể là một cấu trúc Đề- Thuyết hoàn chỉnh hoặc cũng có thể là phần Thuyết)

Các định ngữ tình thái xuất hiện ở vị trí này tạo sự liên kết giữa các phát ngôn theo nội dung quan hệ rất phong phú đa dạng. Đặc điểm tính chất tình thái của từng định ngữ sẽ tiền giả định về nội dung của sự tình đi trước.

Trong phát ngôn đầu tiên, “có thể” cho biết người nói không chắc chắn về sự tình được nói trước đó. Thông thường, “có thể” thường được sử dụng

khi người nói không có cơ sở, bằng chứng chắc chắn về sự tình nên đưa ra một khả năng. Trong câu trên “có thể” cho biết sự tình được nói trước đó không chắc chắn là đúng. Trong phát ngôn thứ hai, “hình như” cũng cho biết tính không chắc chắn về sự tình của người nói. Tuy nhiên, nó khác với “có thể” là trong trường hợp này người nói đã phần nào có được cơ sở liên quan đến sự tình dù những bằng chứng dữ liệu người nói có không nhiều.

Các định ngữ tình thái này xuất hiện sau các liên từ biểu thị mối quan hệ đa dạng phong phú giữa các sự tình: quan hệ tương phản (khi đứng đằng sau các liên từ chỉ ý nghĩa đối lập như: nhưng, thì) hoặc quan hệ tương hợp cùng nhấn mạnh đến một nội dung (như khi đứng đằng sau các liên từ như: cũng, vả lại, ít ra)

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)