0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Định ngữ câu biểu thị tình thái đạo nghĩa

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TỈNH THÁI TRONG CÂU TIẾNG VIỆT TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DUNG HỌC (Trang 74 -74 )

7. Bố cục của luận văn

3.3. Định ngữ câu biểu thị tình thái đạo nghĩa

Như phần lý thuyết đề tài đã nêu rõ, cùng với tình thái nhận thức thì tình thái đạo nghĩa cũng là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực tình thái. Khác với tình thái nhận thức mang tính chủ quan, thể hiện mức độ cam kết của người nói về tính khả năng của một sự tình, tình thái đạo nghĩa liên quan đến nhân tố ý chí của người nói. Theo đó, người nói đánh giá tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện. Nội dung của tình thái đạo nghĩa xoay quanh tính bắt buộc, cấm đoán, được phép hay miễn trừ của hành động. Theo Nguyễn Văn Hiệp, việc chỉ rõ quán ngữ tình thái nào biểu thị tình thái đạo nghĩa là rất khó vì sự phân biệt giữa tình thái đạo nghĩa và tình thái nhận thức chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, có thể tìm thấy trong tiếng Việt những định ngữ câu chuyên biểu thị tình thái đạo nghĩa như: Công bằng mà nói, ai bảo, hà tất, tội gì, đằng thẳng ra, miễn là, ai đời, tội gì, đã đành, đến nước này, cốt sao…..

Xét các ví dụ sau: - Ví dụ 1:

Ai bảo anh rằng đừng cưới? (1, 79) Ai bảo đời cứ khe khắt vậy? (1, 327) → “Ai bảo”: tổ hợp này dùng để giải thích và quy lỗi cho người nào đó về điều không hay xảy ra cho bản thân người ấy.

- Ví dụ 2:

(Còn một tí chút nữa thôi mà). Tội gì mà không ngọt ngào với người ta.

(1, 135)

Tội gì đi tàu hỏa mà chen chúc. (1, 311)

→ “Tội gì”: biểu thị hàm ý không nên làm một việc gì đấy bởi có sự lựa chọn làm một việc khác tốt hơn

- Ví dụ 3:

Miễn là hắn không biết tôi đã chơi bời. (1, 466)

Miễn là có cơm thì được (3, 98)

Miễn là Thứ được gục đầu vào lòng Liên và Liên được âu yếm, vuốt

tóc của chồng (3, 157)

→ “Miễn là”: biểu thị mong muốn của người nói, muốn P là chân thực, P là đủ.

- Nhóm 4:

Đã đành thầy vốn nghiêm khắc lắm, nhất là khi thầy viết hay đọc sách (2, 58)

Đã đành y cũng không dám nhìn Lân một cách quá đường hoàng như

trước nữa … (3, 133)

→ “Đã đành”: biểu thị một sự tình được coi là dĩ nhiên, người nói nhằm bổ sung một điều khác quan trọng hơn.

- Nhóm 5:

Chi bằng chúng ta cứ đợi ở đây.

Chi bằng đem phắt ra cánh đồng chia cho lũ trẻ. (1, 341) → “Chi bằng”: Tổ hợp nhấn mạnh điều nói ra là việc cần làm hơn cả. - Nhóm 6:

Cốt sao thi qua môn này là được (TLTT)

Đã ăn, chỉ cốt sao ngon là được, có cần gì sang? (TLTT)

→ “Cốt sao”: Biểu thị P là điều chủ yếu, mục tiêu quan trọng nhất cần đạt được, những điều khác không cần thiết nữa.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TỈNH THÁI TRONG CÂU TIẾNG VIỆT TRÊN BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DUNG HỌC (Trang 74 -74 )

×