7. Bố cục của luận văn
3.2.2.2. Nhóm định ngữ câu dựa trên cơ sở bằng chứng của các giác quan
giác quan
Có một đặc điểm về các động từ chỉ giác quan trong tiếng Việt là có những nét nghĩa phái sinh từ chức năng biểu thị các trạng thái tâm lý dựa trên nhận thức cảm giác sang các trạng thái nhận thức trí tuệ tinh thần. Có thể kể đến một số trường hợp như vậy như: thấy, nghe, xem ra, trông… Những trường hợp này khi xuất hiện trong phát ngôn với vai trò của một định ngữ tình thái biểu thị một sự suy đoán của người nói về sự tình P dựa trên cứ liệu trực quan.
Xét các ví dụ sau:
Xem ra không còn người nối đuôi vào cái đám rước của những kẻ đói
khát ấy nữa … (4, 221)
Xem ra quan huyện là người tân học nên chính sách cai trị nhầm lắm (5, 36)
Xem ý ông cụ tôi không có lòng muốn lấy người ta làm vợ thì ông cũng sẽ nói là tôi cũng không bằng lòng lấy cô (5, 66)
Phân tích:
Trong các câu trên, khi có các từ “xem ra”, “ trông chừng”, “trông” đứng ở đầu câu, người nói đã nêu ra một cơ sở trực quan cho sự tình. Khi sử dụng những trường hợp này trong phát ngôn thì người nói đã có những cơ sở thực tế để đưa ra cái suy luận đó rồi. Ví như trong phát ngôn cuối cùng “Trông cô mệt mệt” thì người nói dựa trên biểu hiện của nhân vật (khuôn mặt, ánh mắt, dáng điệu, cử chỉ) để đưa ra kết luận “mệt mệt”. Như vậy có nghĩa là người nói đã phải có một cơ sở thì mới có thể đưa ra kết luận này và cơ sở đó được thực hiện dựa trên cơ sở thị giác.