7. Bố cục của luận văn
3.5.2. Định ngữ biểu thị tình thái nhận thức đa dạng về mặt nội dung biểu đạt
biểu đạt
Trong nhóm định ngữ biểu thị tình thái nhận thức, chúng tôi chia thành 3 nhóm nhỏ, bao gồm : nhóm các định ngữ biểu thị tình thái thực hữu ; nhóm các định ngữ biểu thị tình thái không thực hữu và nhóm các định ngữ biểu thị tình thái phản thực hữu. Trong đó, các định ngữ biểu thị tình thái không thực hữu chiếm đa số so với 2 nhóm còn lại.
3.5.2.1. Định ngữ câu biểu thị tình thái thực hữu
Đặc điểm chung của nhóm định ngữ này là khẳng định sự xuất hiện, diễn biến của một sự tình nào đó trong phát ngôn là tất yếu, đương nhiên, không có gì phải bàn cãi. Trong nhóm này, dựa trên mức độ cam kết của người nói về tính chắc chắn của sự tình, chúng tôi lại chia thành 6 nhóm nhỏ hơn với các trường hợp cụ thể theo mô hình sau:
- Nhóm định ngữ câu khẳng định một lần nữa giá trị chân lí, tính chính xác của một sự tình đã được nêu ra từ trước đó. Gồm có các định ngữ sau: “Quả, quả thật, quả nhiên, thật, quả tình, phải nói….+P”.
- Nhóm định ngữ câu khẳng định tính chất đương nhiên của sự tình gồm các định ngữ sau: “Tất nhiên, Cố nhiên, Đương nhiên, Dĩ nhiên, Chắc chắn, Chính, Dù sao, Dẫu sao, Đằng nào, Thế nào….+P”. So với nhóm trên, nhóm định ngữ câu thể hiện mức độ cam kết của người nói đối với sự tình
được nói ra trong phát ngôn cao hơn vì nguồn chứng cứ của nó khi nêu ra cũng đã có sự khẳng định, nhấn mạnh và đảm bảo hơn so với trường hợp trên. - Nhóm định ngữ câu xác nhận một sự tình trên cơ sở mối quan hệ tương phản, gồm các trường hợp sau: “Thật ra, Thực ra, Thực tế là, Sự thực là…+ P”. Những định ngữ này xuất hiện ngay đầu phát ngôn, thường có dấu phẩy hay có quãng nghỉ hơi ngay phía sau.
- Nhóm định ngữ câu xác nhận một sự tình trên cơ sở giải thích gồm các trường hợp sau: “Hóa ra/ Té ra/ Thì ra/ Thảo nào/ Hèn gì/ Hèn chi + P”. Đối với trường hợp này, người nói muốn xác nhận một sự tình mà trước đó người nói còn có sự băn khoăn, không chắc chắn. Trong một số trường hợp, định ngữ này còn thể hiện thái độ ngạc nhiên của chủ ngôn.
- Nhóm định ngữ câu xác nhận sự tình trên mối quan hệ nhấn mạnh, tương hợp gồm các trường hợp “Rõ/ Rõ thật là/ Ra sự rằng…+ P”. Đây là trường hợp dựa trên cơ sở đã có đủ bằng chứng, cứ liệu thì người nói nhấn mạnh và làm rõ thêm tính chân xác của sự tình.
- Nhóm định ngữ câu xác nhận một sự tình có tính chất tổng kết, đúc rút thành nhận định gồm các trường hợp sau: “Rốt cuộc là, Tóm lại là, Chung quy lại là, Nói chung, Tóm lại, Nói cho cùng…+ P”.