Nhóm định ngữ câu dựa trên sự suy lý

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 59)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2.1. Nhóm định ngữ câu dựa trên sự suy lý

Đây là nhóm định ngữ câu chiếm tỷ lệ khá lớn trong số các tư liệu mà chúng tôi khảo sát. Những trường hợp này định ngữ đứng đầu câu thể hiện đoán định của người nói về một sự tình có thể xảy ra, không chắc chắn dựa trên cơ sở dẫn chứng mà người nói có được. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là ngay trong nhóm định ngữ câu biểu thị tình thái không thực hữu này, tình thái cũng khác nhau về cấp độ và biểu hiện. Phần này, chúng tôi đi vào phân tích các trường hợp định ngữ câu dựa trên sự suy lý ở các mức độ, cấp độ và có những biểu hiện khác nhau.

3.2.2.1.a. Cấu trúc Có lẽ/ Có khi/ Có thể + P

- Xét các ví dụ sau:

Có lẽ nàng cho rằng vẻ mặt lãnh đạm của tôi lúc bấy giờ là do đi đường mệt nhọc nên không để ý.

(1, 18)

Có lẽ chính vì thế mà Thị Nở không sợ cái thằng mà cả làng sợ hắn. Cũng có thể như thế lắm!

(1, 46)

Có lẽ lúc sinh tôi ra, ông trời đã định cho tôi cái kiếp chẳng giầu sang

nên phú sẵn cho tôi cái tính thích món ăn rẻ tiền. (1, 54)

Nhưng có thể (có thể như thế lắm) có thể rằng họ cười ầm ĩ như thế

để đẩy bớt chua cay ra khỏi lòng. (1, 250)

Có lẽ mai tôi lại phải đi chợ huyện. (1, 264)

Có lẽ Điền ước ao một mái tóc thơm tho, một làn da mát mịn, một bàn

tay ve vuốt. (1, 316)

Có lẽ cô ấy đi rồi thì phải (1, 462)

Phân tích:

Điểm chung của các phát ngôn có “Có lẽ”, “Có thể”, “Có khi” đầu câu là đều đưa ra một suy đoán về khả năng xảy ra sự tình. Nhưng mức độ suy đoán giữa 3 trường hợp này cũng khác nhau.

“Có thể”: biểu thị sự suy đoán của người nói về khả năng khách quan xảy ra của P. Suy đoán này dựa vào trực giác, cảm tính hoặc những kinh nghiệm đã biết. Một nét nghĩa khác mà “có thể” biểu thị là người nói nêu ra một khả năng sự tình có thể xảy ra nhưng không nói đến việc trên thực tế nó có xảy ra hay không. Trong trường hợp này người nói phỏng đoán tính chân thực của P trong một bối cảnh phi thời gian, sự tình được nói đến có thể xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

“Có lẽ” cũng thể hiện sự phỏng đoán về khả năng hiện thực của P dựa vào cảm giác hoặc suy luận. Điểm khác biệt giữa “có lẽ” và “có thể” là khi dùng “có lẽ” thì tính cân nhắc khi đưa ra đánh giá về tính chân thực của sự tình đã được người nói chú ý hơn. Ngoài ra, “có lẽ” còn biểu thị một dự định mà người nói còn đang cân nhắc hoặc một điều mà người nói muốn người khác làm nhưng không phải là áp đặt.

“Có khi” cũng thể hiện suy đóan về tính chân thực của một sự tình nhưng còn hàm ý khẳng định dè dặt. Người nói không biết P có trên thực tế hay không, tuy nhiên dựa trên những cơ sở suy luận nhất định, người nói cho rằng không có lý do gì ngăn cản P trở thành hiện thực hoặc coi P là khả năng đáng quan tâm. Khi sử dụng “có khi” chủ ngôn không chịu trách nhiệm về tính chân thực của điều được nói ra. So với 2 trường hợp “có lẽ” và “có thể” thì mức độ cam kết về tính chân thực của sự tình thấp hơn.

3.2.2.1.b. Cấu trúc Hẳn là/ Ắt là/ Ắt hẳn là + P

Xét các ví dụ sau:

- { Thứ vụt nhớ lại cái buổi chiều San hấp tấp về quê, câu nói nửa kín nửa hở của y, sự thay đổi tính nết, những đêm không ngủ hay ngủ rồi lại chợt rên lên…sự tiêu tiền phung phí hơn khi trước} Hẳn là San đã có điều gì bất

mãn về vợ y đấy. (3, 93)

- { Bà cụ Hà chắc phải coi y, một ông giáo, như một người cách biệt hẳn bà, phía trên bà, thuộc vào cái hạng như bà chỉ đáng làm u già, đầy tớ}. Hẳn bà không ngờ rằng ông giáo cũng có những người bà rách rưới như bà, lam lũ như bà, mà lại còn khổ hơn bà một nước, đấy là chịu đói. (3, 128)

- Ắt hẳn còn chờ tao điều đình cho rạch ròi thì họ mới đi.

(4, 92) - Hẳn là không cần hỏi han gì thêm, chỉ một lúc nữa là tôi biết ngay cái

việc đã xảy ra trong cái nhà này. (TLTT)

Phân tích:

Thông thường các phát ngôn trên xuất hiện trong một ngữ cảnh mà trước đó người nói đã đưa ra các chứng cớ, cơ sở có liên quan đến tính chân xác của sự tình. “Hẳn/ ắt hẳn” đứng đầu câu vừa tạo cho câu hình thức của một câu hỏi, người nói chất vấn người nghe và chờ đợi một sự khẳng định.

3.2.2.1.c. Cấu trúc Chắc/ Chắc hẳn là + P

Xét các ví dụ sau:

Chắc anh lấy làm lạ vì không có Nga ngồi cùng ăn với chúng ta như

năm trước? (1, 14)

{ Mới viết được chừng một trang thì tiếng cười rúc rích ở nhà bên cạnh làm tôi ngừng viết}. Chắc anh chồng ra đi một quãng, suy nghĩ thế nào lại

còn muốn về hôn vợ thêm một cái nữa … (1, 17)

Chắc chị chưa biết rằng từ ngày con chết anh chưa thèm đến thăm tôi một lần chớ đừng nói tôi rầy la, tôi ghẻ lạnh anh.

(6, 261) Bởi vì chắc đây là lần đầu tiên cô nhận nhiệm vụ này

(6, 290) Và chắc vết đau này mới là vết đau chính…

(6, 318) Phân tích:

Trường hợp những phát ngôn trên có nhiều điểm tương đồng với trường hợp của những phát ngôn có “Hẳn/ Ắt hẳn…” đứng đầu câu. “Chắc/ chắc là” đứng đầu câu tạo cho phát ngôn hình thức của một câu hỏi, nhưng mục đích chính lại không phải là hỏi để có câu trả lời như trường hợp "Hẳn/ Ắt hẳn" ở trên. "Chắc/ chắc hẳn là + P" cho biết người nói dựa vào bằng chứng, suy luận, cảm giác hoặc kinh nghiệm thực tiễn để nghiêng về khẳng định tính chân thực của P. Ví như, trong 2 phát ngôn đầu tiên, người nói dựa trên thực tế của sự tình (sự vắng mặt của nhân vật tên Nga và âm thanh rúc rích từ nhà bên cạnh). Hay trong phát ngôn cuối cùng dựa trên sự suy đoán về cảm giác “Hắn không muốn nhắc đến tên tôi. Hắn tránh một vết đau trong lòng. Và chắc vết đau này mới là vết đau chính”.

Trường hợp câu có “Chắc/ chắc hẳn” đứng đầu câu cũng có nét giống “có lẽ/ có thể” ở nét nghĩa suy đoán về tính xác thực của một sự tình. Tuy nhiên, sự suy đoán ở trường hợp này không nhiều vì khi người nói dùng “Chắc/ chắc hẳn” thì người nói đã có những bằng chứng, cơ sở cụ thể về tính chân thực của sự tình. Cái mà người nói hướng đến chính là sự khẳng định tính chân thực của sự tình P dựa trên bằng chứng, suy luận, cảm giác hoặc kinh nghiệm thực tiễn.

3.2.2.1.d. Cấu trúc Hay/ Hay là + P

Xét các ví dụ sau:

- {Tiếng vợ chồng thấy ngường ngượng mà thinh thích. Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con người khốn nạn ấy chăng} Hay sự khoái lạc của xác thịt đã làm nổi dậy những tính tình mà thị chưa bao giờ biết đến?

(1, 45) - {Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ} Hay là mình sang đây ở với tớ

cùng một nhà cho vui? (1, 48)

- Hay là ta cho tìm anh ấy đến, dỗ anh ấy xem sao?

(1, 203) {- Thưa cậu, cái đấy xin để tùy hai cậu chứ con làm sao biết được? – Thế mày bảo tao ở đâu bây giờ} Hay là cậu lại thuê nhà?

(3, 95) {Nhờ ông tạt qua nhà tôi, ông kiếm cớ ông nói dối đẻ hộ tôi. Chứ mà tôi trông thấy đẻ tôi, thì nói dối không thoát, thì lại đến khóc lóc nức nở lên mất} Hay tôi nói dối cụ thế này nhé: Tôi bảo rằng cậu ấy còn ham công tiếc

việc nên ở lại huyện (4, 71)

Phân tích:

Sự có mặt của “Hay/ Hay là” đầu câu tạo cho phát ngôn hai nét nghĩa. Nét nghĩa thứ nhất biểu thị điều mà câu sắp nêu ra là một khả năng mà người nói thấy chưa thể khẳng định, còn đang hồ nghi và khả năng này khác biệt với cái nội dung đã được tiền giả định trước đó. Trong 5 ví dụ trên, “hay là” trong phát ngôn đầu tiên mang nét nghĩa này.

Nét nghĩa thứ hai của “Hay là” biểu thị điều sắp nêu ra là một giải pháp mà người nói nghĩ là nên nhưng không khẳng định mà muốn biết ý kiến của người đối thoại. 4 ví dụ tiếp theo trong 5 ví dụ trên biểu thị sắc thái ý nghĩa này. Trong phát ngôn thứ 2, người nói nêu ra một giải pháp muốn người nghe

cùng thực hiện (sang đây ở cùng nhà với tôi). Trong ví dụ thứ 3 và 4, đưa ra một giải pháp và chờ đợi người nói đồng ý. Trong phát ngôn cuối cùng, người nói cũng đưa ra một đề xuất, một dự định thực hiện.

3.2.2.1.e. Cấu trúc Dường như/ Hình như/ Có vẻ như + P

Xét các ví dụ sau:

- Có vẻ như y muốn làm tội làm tình lão chơi.

(3, 127) - Anh xe có vẻ bằng lòng đời mình lắm .

(3, 158) - Hình như giữa nó và chồng tôi có liên quan gì đến nhau

(6, 56) - Hình như tất cả những người lính, dù đứng gác trước bất cứ công sở nào đều giống nhau kỳ cục về giọng nói, về nét mặt như thế này

(6, 81) - Dường như đã chuẩn bị đầy đủ tinh thần để đón mọi biến cố nên khi nó xảy ra thì tôi cũng chỉ nhói đau một chút rồi trở lại bình thường rất nhanh

(6, 120) - Dường như bóng tối hay xô đẩy người ta vào phần tình cảm thật của mình, phần tình cảm mà trong đó người ta thèm được sống…

(6, 126) - Dường như cái nhìn của hắn không liên quan gì đến nòng súng sắp

nả đạn này cả. (6, 315)

Phân tích:

Trước hết phải thấy rằng vì sự xuất hiện của “Hình như/ Dường như/ Có vẻ như” đầu phát ngôn làm cho kết luận đó mang sắc thái không chắc chắn về tính chân thực của sự tình. Sự không chắc chắn này dựa trên cơ sở cảm

giác của người nói. Những phát ngôn đi trước hoặc đi sau các phát ngôn ví dụ trên, có tác dụng nêu ra những cơ sở, cứ liệu làm rõ kết luận được nêu.

Ví dụ : Trong phát ngôn đầu tiên, điều mà người nói nêu ra ở đây là có một người muốn gây khó dễ cho một nhân vật khác. Ngay trước phát ngôn này, người viết đã đưa ra một loạt bằng chứng xác thực sự tình “làm tội làm tình” này: “Lão chỉ đọc chứ chẳng hát hoặc ngâm nga, nên khi y đã thuộc hết rồi, thì nghe đi, nghe lại cũng chẳng thú vị gì. Nhưng y cũng cố bắt lão đọc cho bằng được mới nghe”. Hoặc như trong phát ngôn cuối cùng, thì đây được xem là phát ngôn kết luận cho một loạt những biểu hiện của nhân vật đã được nêu trước đó: “Hắn khẽ nhún vai, mặt dăn dúm lại, nhếch một cái cười cay đắng và đứng im nhìn tôi”. “Dường như” đứng ở đầu câu tạo cho câu sắc thái của sự suy đoán, không chắc chắn về sự tình P sau khi đã nêu ra những chứng cớ trước đó.

3.2.2.1.g. Cấu trúc Chả lẽ/ Không lẽ/ Chẳng lẽ/ Lẽ nào + P

Xét các ví dụ sau:

-Chẳng lẽ Ninh to đầu rồi mà cũng bắt chước em?

(1, 173) - Hắn là đầy tớ ông lý, không lẽ ông lại giết hắn?

(1, 184) - Không lẽ tôi ghẻ lạnh anh

(1, 196) - Chẳng lẽ chỗ tôi với bác, mà bác có việc, tôi lại đợi bác cho uống rượu rồi mới giúp bác hay sao?

(1, 196)

- Chẳng lẽ cứ phải vua Lê chúa Trịnh mãi thế này.

(3, 9) - Không có lẽ tao lại phải đi van nài nó lấy mày.

Phải chăng các bà coi rẻ chồng, con, cha anh mình đến độ muốn thấy họ chết hơn sống. Lẽ nào các bà hoàn toàn không biết ơn con người đã liều

thân cứu họ? (TLTT)

Phân tích: Các định ngữ trên xuất hiện trong câu biểu thị sự ngạc nhiên của người nói khi sự tình P khác với sự chờ đợi chủ quan của người nói. Nếu P phù hợp với thực tế thì theo người nói đó là điều khó tin. Người nói hàm ý phủ định P. “Lẽ nào” cũng có nội dung như vậy tuy nhiên về mặt tình thái thì mức độ phủ định cao hơn so với các trường hợp còn lại. Ví dụ trong phát ngôn đầu tiên, người nói nhấn mạnh việc Ninh không đi cùng thầy vì Ninh muốn ở nhà với mẹ, lo lắng cho mẹ và em. “Chẳng lẽ” đứng ở đầu câu hàm ý phủ định sự tình Ninh bắt chước em, đòi đi cùng thầy đi huyện.

3.2.2.1.h. Cấu trúc Phải chăng + P

Xét các ví dụ sau:

- Phải chăng nó thấu hiểu được nỗi lòng của mẹ nó? Phải chăng trong chiến tranh đứa trẻ cũng hiểu được nỗi lo của người lớn

(6, 155) - Phải chăng chính vì tốc độ diễn biến diễn ra quá nhanh nên tốc độ xử lý cũng chậm hơn

(6, 317) - Phải chăng? Phải chăng sau những ngày vừa qua tôi đã hết yêu anh

nhưng cái phần vợ vẫn muốn giữ lấy anh… (6, 338)

Phân tích:

Trong những phát ngôn trên, sự xuất hiện của “Phải chăng” đứng đầu câu tạo cho câu hình thức của một câu hỏi. Về mặt ngữ nghĩa, khi dùng “phải chăng” người nói biểu thị một suy đoán không chắc chắn. Tuy nhiên, nét nghĩa đặc trưng mà “phải chăng” mang lại cho phát ngôn trên là khi người nói

nêu ra suy đoán của mình về một sự tình như vậy, thì cái mà người nói muốn ấy là sự trao đổi thông tin giữa hai người đối thoại. Xét ví dụ 2:

{Thời gian giáp mặt hắn không đầy hai phút đồng hồ nhưng tâm trạng của tôi đã trải qua mọi diễn biến phức tạp mà hắn đã trải qua}. Phải chăng chính vì tốc độ diễn biến diễn ra quá nhanh nên tốc độ xử lý cũng chậm hơn.

→ “Phải chăng” xuất hiện đầu câu khi người nói đang tìm ra một lý do để giải thích cho cảm xúc của mình lúc đó. Lý do mà người nói nêu ra không chắc chắn, chỉ mang tính suy luận cá nhân, cho nên trong trường hợp này, sự tình được nói đến trong phát ngôn mới chỉ dừng lại ở những suy luận mà người nghe không chắc chắn, thậm chí muốn chờ đợi cả sự đồng tình từ phía người đối thoại.

Như vậy, với những phát ngôn có chứa “ Phải chăng” đầu câu mang những đặc trưng ngữ nghĩa như sau: thông tin luận cứ, thường là gián tiếp (phải thông qua suy luận thì mới xác định được nội dung mệnh đề), theo đánh giá của người nói là chưa đủ tin cậy để có thể hình thành một ý kiến mà người nói tin chắc là đúng. Điều nêu trong câu, vào lúc hỏi, chưa được người nói tin chắc là phù hợp với thực tế. Người nói còn phân vân dao động, cân nhắc thì mới có câu trả lời cụ thể.

3.2.2.1.i. Cấu trúc Liệu + P

Xét các ví dụ sau:

- Anh liệu xem lương của anh có đủ cho ông ấy rượu với đánh bạc thì

tôi lấy quách anh thôi nào. (1, 471)

- Liệu Minh có được tha về ngày mai không hay là người ta sẽ giảm

hạn tù từ 15 năm xuống 10 năm mà thôi? (4, 9)

Phân tích:

"Liệu” đứng ở đầu câu tạo cho câu hình thức là câu hỏi. Trong các ví dụ trên, câu hỏi đặt ra theo đánh giá của người nói, chưa đủ điều kiện để trả lời đích xác và yêu cầu người đối thoại trả lời theo dự tính, đoán định chủ quan. Tuy nhiên, với việc sử dụng “liệu” đầu câu cho thấy trong câu hỏi của người nói có hàm ý hy vọng người đối thoại sẽ có câu trả lời theo hướng tích cực, tức là tán đồng ý kiến của người nói.

Ngoài ra, “liệu” cũng mang ngụ ý mỉa mai về một điều mà người nói biết rằng người đối thoại cũng cảm thấy vô lí và khó trả lời.

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)