Định ngữ tình thái tác động đến toàn bộ phần nội dung còn lại của câu

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 88)

7. Bố cục của luận văn

4.2.1. Định ngữ tình thái tác động đến toàn bộ phần nội dung còn lại của câu

của câu

Với tư cách là thành phần biểu thị tình thái của câu, định ngữ câu có tầm tác động đến toàn bộ phần nội dung còn lại của câu. Cùng một câu, sử dụng định ngữ khác nhau tạo ra những nội dung tình thái khác nhau.

Xét ví dụ sau:

Không khéo nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này (1, 23)

Nếu thay “không khéo” bằng một số định ngữ khác, ta sẽ có các câu như sau:

Hình như nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này. Hay là nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này Xem ra nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này. Nghe đâu nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này Phải chăng nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này? Quả thật nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này Chẳng qua nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này.

Chỉ với việc thay định ngữ mà sắc thái của câu đã có sự thay đổi đa dạng. Thậm chí, cùng là một sắc thái nhưng cũng ở các cấp độ khác nhau. 6 phát ngôn đầu tiên có chung một nội dung ngữ nghĩa là thể hiện sự suy đoán, không chắc chắn về một nhân vật "nó" gieo vạ cho cụ ông phen này. Tuy

nhiên, mức độ suy đoán giữa các phát ngôn cũng khác nhau. Nếu như “không khéo”, "hay là" thể hiện một sự suy đoán đi kèm thái độ có phần lo lắng thì “hình như” lại thể hiện một sự suy đoán thiên về không chắc chắn khi không có bằng chứng cụ thể. Trong khi đó, “Xem ra” thể hiện suy đoán có phần chắc

một dữ liệu nào đó liên quan đến nội dung sự tình. “Nghe đâu” là sự suy đoán

không chắc chắn dựa trên nguồn thông tin thứ 3, đồng thời người nói cũng muốn đẩy việc chịu trách nhiệm về tính chân xác của sự tình sang một đối

tượng khác. “Phải chăng” tạo cho câu hình thức một câu hỏi, đưa ra giả định

về một sự tình đồng thời bao hàm cả sự chờ đợi câu trả lời của người nói. Cùng một tình thái là “suy đoán về một sự tình” nhưng ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào việc người nói có chứng cớ hay cơ sở liên quan đến sự tình hay không, mà mức độ cam kết của người nói khác nhau. Hai phát ngôn cuối cũng có sắc thái ngược lại với các trường hợp trên. Hai định ngữ đứng đầu câu “Quả thật”, “Chẳng qua” thể hiện sự khẳng định của người nói về một sự thật mà người nói đã dự đoán từ trước.

Cũng bàn về tầm tác động của tình thái trong văn bản, Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Cú pháp tiếng Việt” (Nxb Giáo dục, 2009) đặt ra vấn đề về Định ngữ câu và Câu phủ định. Ông nêu ra ví dụ: “Làm như thể tôi là triệu phú” có thể được khúc giải là “Thật là sai lầm khi cho rằng tôi là triệu phú” hoặc nói cách khác là “Tôi không phải là triệu phú”. Hoặc câu “Đáng lí ra tôi đã là hiệu trưởng từ năm ấy” có thể được khúc giải là “Tôi đã không được làm hiệu trưởng từ năm ấy”. Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, tất cả những câu có định ngữ câu biểu thị tình thái phản thực hữu đều có thể được khúc giải bằng những câu phủ định tương ứng. Trong cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” của Cao Xuân Hạo, tác giả cũng đề cập đến vấn đề này. Mặc dù cách gọi tên khác nhau và gắn với khái niệm “siêu đề” mà Cao Xuân Hạo hay nhắc đến nhưng quan điểm của ông về mối quan hệ giữa định ngữ biểu thị tình thái và vị trí trong câu cũng có nét độc đáo. Ông cho rằng trong các phương tiện biểu thị tình thái của câu có một nhóm tác tử đã được biết từ lâu dưới danh hiệu phủ định. Có thể kể ra một loạt những trường hợp như vậy là Chẳng phải, Nào có phải là, Đâu có phải là, Không có ai, không bao

giờ…..Ông dẫn ra ý kiến của O.Ducrot viết về phủ định. Theo O.Ducrot, có hai sự phủ định : Một sự phủ định, phản bác tương ứng với một hành động ngôn từ phủ định, có tính chất phản bác một phát ngôn khẳng định tương ứng…Và một sự phủ định miêu tả, vốn nhận định một nội dung tiêu cực, không tiền giả định một sự khẳng định ngược lại. Mặc dù sự phân biệt hai phạm trù phủ định này nhiều khi rất mơ hồ nhưng cần phải khẳng định rằng với sự phủ định được tạo nên bởi sự có mặt của phạm trù tình thái thì ngoài việc phủ định nội dung mệnh đề trường hợp đó còn có thêm cả nội dung tình thái.

Trong nội dung này có một trường hợp phải lưu ý mà trong Cú pháp tiếng Việt (2009), Nguyễn Văn Hiệp cũng đã đề cập đến đấy là sự xuất hiện của hai định ngữ tình thái trong cùng một câu. Khảo sát nguồn tư liệu trong các tác phẩm, chúng tôi cũng bắt gặp những trường hợp này. Sự xuất hiện của 2 định ngữ tình thái trong cùng một câu cần phải có sự tương đồng, tương hợp về mặt ý nghĩa. Ở nội dung này, Nguyễn Văn Hiệp phân tích trên 2 khía cạnh : tầm tác động giữa các định ngữ tình thái và tầm tác động của các định ngữ tình thái này lên mệnh đề câu. Hai định ngữ tình thái cùng xuất hiện trong một câu không thể khác nhau về tính chất biểu thị. Ví dụ:

Xem chừng Anh chàng Xuân có vẻ cũng được việc đấy chứ (4, 304)

Nghe đâu có thể con dê già kia sẽ chẳng bao lâu bị truy tố trước

pháp luật. (5, 28)

Xem ý có vẻ ông cụ tôi không có lòng muốn lấy người ta làm vợ thì ông cũng sẽ nói là tôi kcũng không bằng lòng lấy cô con quan tổng đốc nào

đó mà ông cụ đã hỏi cho tôi đâu (5, 66)

Nhận xét:

Đây là những câu có 2 định ngữ tình thái ở trong cùng một phát ngôn. Hai định ngữ này đều thuộc cùng một loại tình thái, có nét nghĩa tương đồng

với nhau, thể hiện tính chất không chắc chắn về sự tình. Các định ngữ thứ nhất trong câu (bao gồm: xem chừng, nghe đâu, xem ý) đã cho biết sự tình được nhắc đến ở vế sau là chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định (đó là sự suy đoán dựa trên giác quan như xem chừng, xem ý hoặc là dựa trên lời đồn- nghe đâu). Nét sắc thái này tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là định ngữ thứ 2 phải có nét tương tự như vậy chứ không thể trái ngược. Giả sử thay “chắc chắn” thành định ngữ thứ 2 trong các phát ngôn trên, ta có các phát ngôn sau:

Xem chừng anh chàng Xuân chắc chắn cũng được việc đấy chứ Nghe đâu chắc chắn con dê già kia sẽ chẳng bao lâu bị truy tố trước pháp luật

Xem ý chắc chắn ông cụ tôi không có lòng muốn lấy người ta làm vợ thì ông cũng sẽ nói là tôi cũng không bằng lòng lấy cô con quan tổng đốc nào đó mà ông cụ đã hỏi cho tôi đâu

“Chắc chắn” được dùng khi người nói đã có cơ sở đảm bảo tính chân thực, tất yếu của sự tình nên không thể kết hợp cùng với các định ngữ “xem chừng”, “nghe đâu” hay “xem ý” được. Nói cách khác, một bên là định ngữ

tình thái thực hữu thì không thể kết hợp được với định ngữ tình thái không thực hữu.

Vậy sự xuất hiện của hai định ngữ tình thái trong cùng một câu thể hiện mục đích, nội dung gì?

Từ những ví dụ trên cho thấy: hai định ngữ cùng có sự tương hợp về nội dung tình thái xuất hiện trong cùng một câu nhằm mục đích nhấn mạnh, mà cơ sở của nó là sự dư thừa lý thuyết thông tin. Trong ngôn ngữ có hiện tượng dư thừa trong sự biểu hiện tức là sự lặp lại có chủ đích nào đó nhằm nhấn mạnh hoặc chống lại sự nhiễu loạn thông tin từ môi trường giao tiếp bên ngoài. Trong việc sử dụng 2 định ngữ cùng một câu thì đáng chú ý các định ngữ câu đối lập nhau về sắc thái đánh giá tích cực/ không tích cực, đáng mong

muốn/ không đáng mong muốn không thể đi được với nhau. Ví dụ như không thể nói “Phiền một nỗi/ may mà anh vẫn chưa tiêu hết số tiền ấy”.

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)