Một số trường hợp mơ hồ về tình thái

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 76)

7. Bố cục của luận văn

3.4. Một số trường hợp mơ hồ về tình thái

Như phần trên đề tài đã chỉ ra, có những định ngữ tình thái có thể xếp vào tình thái nhận thức hay tình thái đạo nghĩa đều được. Những trường hợp này có thể được xem là mơ hồ về tình thái, điển hình là các trường hợp như: Giá, Giá như, Ước, Ước gì, Đáng lẽ, Cũng may, Được cái, May mà, May ra

- Nhóm 1: Ước gì P, Giá P, Giá như P, Phải chi P Xét các ví dụ sau:

Giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi

(1, 24)

Giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải

lên rừng (1,135)

Giá nhận thổi cơm cho hai cậu được thì con bảo bà con ở nhà cho

nhàn thân một chút. (3, 96)

Giá như còn má còn anh thì cảnh này vui biết mấy

(6, 93)

Phải chi giờ đây tôi được ôm xiết khuôn mặt hốc hác kia vào ngực được hôn lên hai đốm sáng quen thuộc đó

(6, 105) Phân tích:

Với sự xuất hiện của các tổ hợp tình thái đầu câu cho thấy nội dung sự tình P là một điều mong ước, mong muốn của người nói không có thật ở hiện tại và quá khứ, thậm chí cả tương lai. Điều được nói đến trong các phát ngôn trên là một giả định phi hiện thực với sắc thái đánh giá P phù hợp mong muốn, có lợi, tích cực và người nói mong ước P diễn ra trong thực tế nhưng P đã không diễn ra. Thêm vào đó, các định ngữ này còn tạo cho câu sắc thái của sự tiếc nuối.

Do đặc tính thể hiện mong ước không có thật nên các định ngữ tình thái thuộc nhóm này được mở rộng ở khả năng xuất hiện trong các kiểu câu ghép điều kiện- kết quả như: Giá mà P.., Ước gì P…, Phải chi P…

- Nhóm 2: Cấu trúc Lẽ ra/ Đáng ra/ Đáng lí/ Đáng lẽ ra/ Đáng lí ra/ Biết thế này ..+ P

Xét các ví dụ sau:

Đáng ra anh ấy phải mừng cuống lên, phải rối rít ôm tôi vào lòng, phải đặt tay lên bụng tôi xem đứa bé là trai hay gái…

(6, 48)

Nhưng đáng lẽ lắc đầu thì tôi lại phản ứng ngược chiều với sự liên

tưởng ấy (6, 41)

Đáng lẽ chị phải mắng chửi, phải nguyền rủa em thì chị lại cho tiền (6, 111) Lẽ ra mọi việc trót lọt nhưng vào phút chót cái phút thằng quận trưởng đáng lẽ phải trở về thì lại là thằng quận phó già.

(6, 223)

Đáng lẽ anh đã thoát, thoát hẳn (6, 223)

Đáng lẽ chiều hôm đó em không nên để chồng em đi một mình (6, 225) Trên đời này ít nhất cũng có một thằng đàn ông thương cô hết lòng,

thương cô thiệt tình, thương đến lúc chết. (6, 316)

Đáng lý ra lúc này vợ chồng phải dựa vào nhau, phải an ủi, chia sớt

nỗi buồn cho nhau (6, 298)

Đáng lẽ em cũng chưa đi đâu, em đã trở về căn cứ với ý định quỳ xuống xin chị tha thứ rồi chị muốn làm gì em thì làm. (6, 293)

Phân tích:

Với sự xuất hiện của các tổ hợp tình thái đầu câu như trên, người nói thể hiện sắc thái đánh giá sự tình P là hợp lí, có lợi hơn sự tình tồn tại trong thực tế, thái độ của người nói là tiếc nuối, hối tiếc hoặc hối hận vì P đã không diễn ra hoặc hàm ý người nói trách móc, phê phán vì P đã không có thực. Các tác tử của nhóm này cũng có thể xuất hiện trong các câu ghép điều kiện- kết quả kiểu như Lẽ ra P thì Q, Đáng lẽ P thì Q.

3.5. Tiểu kết:

Nghiên cứu, tìm hiểu định ngữ tình thái trên bình diện nghĩa học là một nội dung trọng tâm của đề tài. Chúng tôi đã dành một số lượng lớn trang để phân loại, phân tích các định ngữ tình thái trong phát ngôn. Nhận định chung cho thấy, số lượng các quán ngữ tình thái giữ vai trò định ngữ trong câu thể hiện tình thái của chủ ngôn về một sự tình nào đó trong câu là đa dạng và phong phú. Tuy nhiên chúng tôi chỉ lựa chọn và phân tích những trường hợp tiêu biểu, vì có một số trường hợp định ngữ tình thái chỉ là biến thể của một trường hợp khác (ví như các định ngữ tình thái Mà nào P, Có lý nào P, Có đời nào P…là biến thể của trường hợp Nào P).

Trên quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp về các loại tình thái, chúng tôi đã chia định ngữ tình thái thành 2 nhóm lớn là định ngữ câu biểu thị tình thái nhận thức và định ngữ câu biểu thị tình thái đạo nghĩa. Qua quá trình khảo sát chúng tôi rút ra một số đặc điểm sau :

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)