7. Bố cục của luận văn
3.2.2.3. Nhóm định ngữ câu dựa trên cơ sở các tin đồn hay tường thuật
Trong nhóm này chúng tôi lại chia thành 2 trường hợp: nhóm định ngữ câu dựa trên cơ sở nhóm tin đồn đãi không xác định rõ chủ thể và nhóm tin do một chủ thể khác mang lại.
Xét các ví dụ sau:
- Nghe đâu cách đây 5 năm, có một người trong họ tôi dắt lão đến
vay tiền. (4, 156)
- Nghe đâu con dê già kia sẽ chẳng bao lâu bị truy tố trước pháp luật (5, 28)
- Nghe đồn hình như bây giờ cái gia đình ấy đem nhau ra nheo nhóc ở
một gian nhà lá ngoài bãi Phúc Xá… (4, 546)
- Nghe nói mấy chị đợt trước định xin nhập lực lượng
(6, 181)
- Nghe có vẻ chung tình ủy mị lắm. (6, 221)
- Nghe đâu đám đàn bà con gái đó phải lòng hắn lắm
Phân tích:
Một điểm chung giữa các phát ngôn trên là sự xuất hiện của tổ hợp “nghe+ X” (nghe nói, nghe đâu, nghe đồn) tạo cho câu sắc thái không chắc chắn về nguồn thông tin. Việc sử dụng các tổ hợp này, người nói biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt về sự tình, dựa trên những gì đã nghe được, biết được, tuy nhiên lại không chắc chắn.
Xét các ví dụ sau:
Theo ý tôi thì bọn trẻ con thời buổi này cần phải được hưởng tất cả mọi sự giáo dục mới mẻ của văn minh, được giáo huấn về tinh thần (4, 303)
Người ta nói ông huyện này ác lắm, chứ không được phụ mẫu như ông
trẻ tuổi kia. (5, 69)
Người ta bảo đàn bà hay thù dai, vì một sự hằn thù, họ có thể mai phục
suốt đời (6, 133)
Người nói chị đã hy sinh rồi, hy sinh trong chiến dịch năm 1975. Người nói chị đã lấy chồng và sau đó hai vợ chồng cùng chuyển lên rờ công tác.
(6, 360) Phân tích:
Trường hợp các phát ngôn trên xét về mặt ý nghĩa cũng tương tự như các trường hợp trước đó, tức là người nói không chắc chắn về sự tình P. Điểm khác biệt so với trường hợp trên là ở chỗ: nếu các phát ngôn có tổ hợp Nghe + X đứng đầu câu đều biểu thị một sự phỏng đoán về sự tình dựa trên một nguồn tin không xác định rõ chủ thể thì với trường hợp các phát ngôn sau, chủ thể cũng biểu thị việc không chắc chắn về một sự tình P nhưng có tính quy chiếu rõ ràng hơn “người ta bảo”, “người ta nói”, “người nói”. So với các trường hợp trên thì tính chất đồn đãi ở trường hợp này cũng không ít hơn. Thêm vào đó, với việc
quy chiếu chủ thể cho thông tin, người nói muốn dồn trách nhiệm “đúng- sai” của sự tình về phía một cá nhân, một chủ thể ngôi số 3.