7. Bố cục của luận văn
3.2.1.2. Định ngữ câu khẳng định tính chất đương nhiên của sự tình
Đây là nhóm các định ngữ câu nhận định về tính đương nhiên, tất yếu của sự tình. Nó khác với nhóm định ngữ phía trên ở chỗ đây là một sự tình thông tin nằm trong phần thuyết của phát ngôn. Gồm các định ngữ với mô hình sau: “Tất nhiên, Cố nhiên, Đương nhiên, Dĩ nhiên, Chắc chắn, Chính, Dù sao, Dẫu sao, Đằng nào, Thế nào….+ P”.
Xét các ví dụ sau:
- Cố nhiên là không có ông lý nào vác của nhà đi ăn mà nhận thực cho
người ta. (1, 27)
- Như vậy, tất nhiên là bọn đàn em chúng nó kêu. (1, 191) - Vậy cố nhiên là làng cũng không chịu chôn cho. (1, 202) - Con nghe chắc chắn có tiếng kêu rên nên con hoảng sợ quá
(4, 431) - Chính mắt Long đã trông thấy, chính tai Long đã nghe thấy
(5, 155) - Chính hắn đã gây ra vết thương nơi đỉnh đầu Sương năm đấy
(7, 90)
- Dĩ nhiên là phép vua thua lệ làng rồi (TLTT)
Phân tích:
Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, khi nêu định nghĩa về “Cố nhiên”, “Tất nhiên”, “Dĩ nhiên” có giải thích như sau: cả 3 từ này đều có thể giữ vị trí phụ trong câu và về mặt ngữ nghĩa đều có một điểm chung là khẳng định cái điều được nói đến là sự thật hiển nhiên, xưa nay vẫn thế, ai cũng phải công nhận. Với đặc điểm ngữ nghĩa này thì sự xuất hiện của các từ này đầu
câu nhằm khẳng định sự tình được nói đến trong phát ngôn là tất yếu, là lẽ thường không thể khác được.
Đặt các phát ngôn trên trong ngữ cảnh, ta có các trường hợp cụ thể như sau:
{ Mỗi lần chị binh đi lĩnh lương hay lĩnh măng- đa của chồng, phải mượn ông lý đi nhận thực}. Cố nhiên là không có ông lý nào vác của nhà đi ăn mà nhận thực cho người ta. (1, 27)
Phân tích: Câu trước nêu cảnh huống của sự tình. Câu sau với định ngữ câu “cố nhiên” khẳng định điều mà ai cũng biết. Thông tin được nêu ra không mới vì sự tình này đã được thừa nhận, công nhận và mục đích của người nói là khẳng định lại một lần nữa tính tất yếu của sự tình đó. Như vậy, trong trường hợp này mục đích cũng không phải là nêu thông tin mới mà là nhấn mạnh đến tính tất yếu của một sự tình đã được đề cập trước đó.
Sở dĩ chúng tôi xếp thêm “chắc chắn” và “chính” thuộc nhóm này là do cả 2 trường hợp này cũng có mức độ nhấn mạnh về tính tất yếu, đương nhiên, khẳng định mức độ cam kết của sự tình là cao. Phát ngôn có sự xuất hiện của 2 trường hợp này biểu thị sự tin tưởng hoàn toàn của người nói vào tính tất yếu của khả năng sự tình và loại trừ các khả năng khác.
Xét ví dụ sau: “Em chắc chắn là ông cố vấn. Tổng thống, đại tướng và ông, không ai đọc được báo cáo của chỉ huy phó bảo an tỉnh. … Bởi trung tá tỉnh trưởng đốt báo cáo đó, đốt rồi còn vò cho nát bấy….” (trích Ông cố vấn)
Phân tích: Quan hệ tình thái mà cấu trúc này biểu thị là quan hệ tất yếu. Khả năng mở rộng ngữ cảnh với phần nêu một nhận định phía sau như “ Nhưng cũng có thể em nhầm” là điều không đúng.
Tương tự với các trường hợp còn lại, có thể nêu ra một số ví dụ như sau:
- Dẫu sao, đó không phải là tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. (1, 44)
- Dù sao cũng đã ăn nằm với nhau. (1, 45)
- Đằng nào con cũng được ăn nhưng bu con ốm thế, để bu ở nhà một
mình, thầy lo lắm (1, 173)
- Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng. (TLTT)
Phân tích: Câu hỏi đặt ra là định ngữ câu biểu thị tình thái của nhóm này khác gì với nhóm trước? Thứ nhất, phải khẳng định rằng, định ngữ câu thuộc nhóm này vẫn tiếp tục nhấn mạnh đến tính tất yếu, chính xác của sự tình. Tuy nhiên, mức độ cam kết của người nói đối với sự tình thuộc tiểu loại này cao hơn. Nếu như trong trường hợp trên với các định ngữ “quả vậy, quả
thật” dựa trên cứ liệu thực tế người nói khẳng định tính tất yếu phải diễn ra của sự tình thì ở trường hợp này định ngữ câu lại khẳng định tính đương nhiên của sự tình. Thêm vào đó, mức độ cam kết của người nói đối với sự tình
được nói ra trong phát ngôn này cao hơn vì nguồn chứng cứ của nó khi nêu ra cũng đã có sự khẳng định, nhấn mạnh và đảm bảo hơn so với trường hợp trên.