7. Bố cục của luận văn
4.2.3. Định ngữ tình thái với vai trò đảm bảo liên kết và mạch lạc văn bản
lạc văn bản
Trước hết cần khẳng định rằng liên kết và mạch lạc là hai thuộc tính quan trọng và đặc trưng khi bàn về một văn bản. Liên kết có thể được hiểu
một cách chung nhất là những mối quan hệ hình thức và nội dung của các câu trong văn bản. Đơn vị tham gia liên kết văn bản rất phong phú, có thể là từ, ngữ thậm chí là câu. “Mọi mối liên kết trong văn bản đều xuất phát từ những ngữ đoạn có hình thức hoàn chỉnh và hướng tới những ngữ đoạn có hình thức hoàn chỉnh” (Trần Ngọc Thêm, 1985). Cao Xuân Hạo trong Sơ thảo ngữ pháp chức năng cũng bàn khá kỹ đến vấn đề này. Một câu tự nó làm thành ngôn bản khi nó không có bất cứ một sự liên hệ, liên kết nào với câu đi trước hay đi sau nó, mà chỉ phụ thuộc ít nhiều vào tình huống hội thoại. Chỉ riêng sự có mặt của một câu đi trước hay đi sau một câu đang xét chưa đủ để kết luận rằng câu này không làm thành một văn bản: những câu kế tiếp nhau hoàn toàn có thể làm thành những ngôn bản riêng, nếu giữa các câu đó không có một mạch lạc nào, tức một mối liên hệ về nghĩa và dụng pháp. Trong một đoạn văn bản, giữa các câu cần có sự kết dính với nhau cả về nội dung và hình thức để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh hướng tới một chủ đề nhất định. Để làm nhiệm vụ liên kết có thể là từ, ngữ hoặc thậm chí là một câu. Các định ngữ tình thái trong nhiều trường hợp đóng vai trò của một yếu tố nối, tạo sự nối kết giữa các câu, liên kết trong văn bản. Sự liên kết này có thể mang tính chất đồng nhất, hoặc có khi là sự liên kết giữa hai nội dung tương phản trái ngược. Cao Xuân Hạo gọi những yếu tố có tác dụng liên kết câu với câu đi trước nó là kết tử (connectors)- những tác tử bắc cầu giữa câu có chứa đựng nó với các câu đi trước thường đứng ở đầu câu. Kết tử này có thể chính là các liên từ (như: nhưng, mà, vì, cho nên, bởi vì, với lại..) hoặc cũng có thể là các yếu tố tình thái của câu mà trong Sơ thảo ngữ pháp chức năng Cao Xuân Hạo gọi là siêu đề. Siêu đề này chính là các định ngữ tình thái mà ta đang xét đến. Do vị trí đầu câu cho nên trong nhiều trường hợp các định ngữ tình thái có tác dụng của những kết tố. Những yếu tố tình thái này nhờ phần tiền giả định của nó làm cho câu chứa đựng nó được liên kết với câu đi trước một cách chặt chẽ.
Theo Cao Xuân Hạo, những câu mở đầu bằng yếu tố tình thái như vậy khó lòng có thể là câu đầu tiên của một văn bản hay một cuộc đối thoại, tuy nó có thể mở đầu cho một đoạn văn. Xét các ví dụ sau:
Chết cái không tơ tuốt, lại sợ vợ nó chê, nó phải lòng thằng khác thì
hỏng cả. (1, 274)
Nào có phải tôi là người chóng nhạt tình đâu. (1, 275)
Cũng may hai người đi mải quá nên chưa nghe hết câu đã ra giữa
đường rồi. (1, 286)
Đáng lẽ chúng mình phải ơn chúng nó, chúng nó nuôi chúng mình. (3,116)
Đã đành nếu họ không dùng gần hết cái cơ nghiệp của nhà vào việc học, thì có lẽ bây giờ cũng không phải chật vật trong việc mưu sinh lắm đâu
(3, 144) Phân tích:
Trong những ví dụ trên, các định ngữ đứng đầu câu không chỉ mang tình thái (như đã phân tích ở chương 2) mà còn đóng vai trò của kết tố nối kết câu chứa nó với văn cảnh đi trước nó. Ví dụ trong 2 phát ngôn đầu tiên, các
định ngữ “chết cái,“nào có phải” nhấn mạnh vào tính chất khẳng định: sự tình nói đến là đúng. Hay trong 3 phát ngôn tiếp theo các định ngữ “cũng may”,“đáng lẽ”,“đã đành” đóng vai trò của một kết tố. Người ta không thể
mở đầu một văn bản nếu bỏ đi 3 định ngữ này. Thứ nhất nó sẽ không tạo ra được sự liên hệ giữa các phát ngôn này với các phát ngôn đi trước nó. Thứ hai, các phát ngôn này là sự khẳng định hoặc tiếp nối của một sự tình được nói đến trong câu trước, sự xuất hiện của định ngữ đầu câu là để khẳng định ở mức độ cao hơn mức độ cam kết tính chân thực của sự tình trước đó.