Phân biệt định ngữ câu với trạng ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 26)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.3.Phân biệt định ngữ câu với trạng ngữ

Có 2 loại trạng ngữ câu dễ nhầm với định ngữ là trạng ngữ chỉ cách thức và trạng ngữ là vị ngữ phụ1.

Hoàng Trọng Phiến đã nêu ra khái niệm định ngữ cho cả câu để chỉ một thành tố thuộc trạng ngữ: “Sở dĩ gọi định ngữ cho cả câu vì định ngữ này chủ yếu ở trong nội bộ thành phần của trạng ngữ. Về ý nghĩa định ngữ này bổ

1

Khái niệm vị ngữ phụ là khái niệm gây tranh cãi. Nhiều tác giả cho rằng vị ngữ phụ là một loại trạng ngữ. Chẳng hạn, trong công trình gần đây, Nguyễn Văn Hiệp đã biện luận để nhất loạt xem vị ngữ phụ là trạng ngữ (xin xem “Cú pháp tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 2009)

sung ý nghĩa cho toàn câu, về quan hệ cú pháp thì nó lại liên đới trực tiếp các yếu tố trong nội bộ trạng ngữ [ Hoàng Trọng Phiến, tr142-143]

Ví dụ:

Ngoài giang sơn nhà chồng nàng phải gánh vác, Lan còn tham gia các

hoạt động xã hội.

Dễ thấy rằng nếu vắng định ngữ này thì trạng ngữ không có ý nghĩa và mất mối liên hệ với các bộ phận còn lại của câu.

Về trạng ngữ là vị ngữ phụ: thành phần này có vị trí và khả năng cải biến vị trí rất giống với định ngữ câu. Tuy nhiên, nó cũng có những điểm khác biệt rất rõ ràng so với định ngữ câu. Về mặt nội dung, trạng ngữ là vị ngữ phụ biểu thị hoặc một tính chất nào đó của chủ thể đóng vai trò chủ ngữ hoặc một hành động xảy ra đồng thời hay xảy ra trước hành động được biểu thị bằng vị ngữ (cả hai hành động này phải có cùng chủ thể). Về hình thức, trạng ngữ là vị ngữ phụ có thể cùng với chủ ngữ tạo nên một câu độc lập, nhưng định ngữ câu lại không có khả năng này.

Ví dụ trạng ngữ là vị ngữ phụ:

Nhìn chung quanh, tôi không biết đi đâu cho hết bâng khuâng. (Tô Hoài)

→ Tôi nhìn chung quanh (+) Ví dụ định ngữ câu:

Thật ra tôi cũng có chút mộng văn chương. (Nam Cao) → Tôi thật ra (-)

Một phần của tài liệu Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 26)