Đa dạng loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 47)

Đến nay ở quần đảo Cát Bà đã phát hiện được khoảng 3.860 loài thực vật, động vật, kể cả trên cạn và dưới biển. Trong đó khu hệ sinh vật trên cạn 2.154 loài chiếm 55,6% tổng số loài, khu hệ sinh vật biển 1.695 loài, chiếm 44,2%, cá nước ngọt có 11 loài chiếm 0,2% (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Đa dạng loài sinh vật quần đảo Cát Bà

TT Tên nhóm sinh vật Số họ Số giống (Chi) Số lượng loài

1 Thực vật bậc cao 186 816 1.561 2 Nấm 44 3 Động vật có vú 18 35 53 4 Chim 47 111 155 5 Bò sát 13 37 45 6 Lưỡng cư 5 8 21 7 Cá nước ngọt 11 8 Giáp xác cạn 1 9 Côn trùng 274

43 10 Thực vật ngập mặn 24 29 31 11 Rong biển 35 56 102 12 Thực vật phù du 38 105 400 13 Động vật phù du 47 60 131 14 Động vật đáy 146 345 658 15 San hô 18 55 177 16 Cá biển 71 136 196 Tổng cộng 3.860 (Nguồn: [2]) 3.1.3.1. Khu hệ sinh vật trên cạn

a) Tài nguyên thực vật rừng

- Thành phần loài thực vật:

Vườn Quốc gia Cát Bà có 1.561 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Bảng 3.2: Thành phần thực vật ở quần đảo Cát Bà Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Thạch tùng (Lycopodiophyta) 2 3 6 Tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 16 32 63 Thông (Pinophyta) 6 13 29 Hạt kín (Angiospermae) 161 793 1.462 Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 130 660 1.231 Lớp Hành (Liliopsida) 31 133 231 Tổng số 186 842 1.561 (Nguồn: [2])

Trong số 5 ngành thực vật đã được ghi nhận thì ngành Hạt kín chiếm 93,7% tổng số loài, tiếp đến là ngành Dương xỉ, ngành Thông, ít nhất là ngành Thạch tùng và Tháp bút.

Trong thành phần thực vật hội tụ đầy đủ các yếu tố thực vật có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các cây họ Dẻ, họ Re, họ Óc chó, họ Xoan, họ Đậu, đây là yếu tố chiếm ưu thế trong hệ thực vật Cát Bà.

44 - Giá trị khoa học của hệ thực vật:

Trong số 1.561 loài có 1 loài mới ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam đó là Tuế hạ long, cho đến nay loài này mới chỉ được ghi nhận tại vùng đảo Hạ Long và Cát Bà, chúng thường mọc rải rác tại các vách đá dựng đứng.

Có 58 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007), chiếm 3,65% tổng số loài đã ghi nhận, 33 loài nằm trong danh sách cây bị đe doạ trên thế giới, trong đó có 22 loài vừa có trong Sách đỏ của Việt Nam vừa có trong Sách đỏ thế giới.

- Tài nguyên thực vật: trong tổng số 1.561 loài thực vật đã được ghi nhận, có tới 1.117 loài cây thuộc 4 nhóm công dụng khác nhau (có loài thuộc nhiều nhóm công dụng):

Nhóm cây cho gỗ: có 408 loài, hầu hết thuộc nhóm gỗ hồng sắc và tạp mộc. Nhóm gỗ thiết mộc và gỗ có giá trị kinh tế cao, như: Trai lý, Nghiến, Đinh, Lát hoa, Sến mật, Sưa, Chò chỉ,... không nhiều cả về thành phần loài lẫn số lượng cá thể. Tuy nhiên, với số lượng các cá thể còn lại của các loài này cùng với nhiều loài cây gỗ khác có kích thước rất lớn ở đây có thể trở thành khu rừng giống để cung cấp hạt giống cho phong trào trồng cây bản địa đang lên cao.

Nhóm cây làm thuốc: có 661 loài có thể dùng làm thuốc, có thể sử dụng vào các bài thuốc, toa thuốc đông y khác nhau để chữa trị nhiều chứng bệnh thông thường như các bệnh đau xương - khớp, bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp, bệnh gan, thận, cảm sốt và bệnh ngoài da,...

Nhóm cây ăn được: có 196 loài, trong đó đáng kể hơn cả là loài Màn màn, loài Rau dớn, Sấu, Sung gặp khá phổ biến ở trong rừng cùng nhiều loài khác.

Nhóm cây làm cảnh và cây bóng mát có khoảng 203 loài. Họ có nhiều loài làm cảnh nhất là họ Phong lan (15 loài), Cau dừa (17 loài) và nhiều họ khác có từ 3- 10 loài. Đặc biệt, họ Lan có một số loài có hoa đẹp như: Lan Vân đà, Lan hoàng thảo, Lan quế. Ngày nay, khi đời sống xã hội ngày một nâng cao, nhu cầu về cây cảnh để trang trí nội thất và trồng cây cảnh ngày càng cao, không chỉ đòi hỏi việc quản lý tốt nhóm tài nguyên này mà còn phải nhanh chóng phát triển chúng.

b) Tài nguyên động vật trên cạn - Thành phần loài động vật trên cạn:

Do vị trí địa lý của VQG cách ly với đất liền đã hạn chế sự du nhập của các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái. Chính vì vậy, tài nguyên động vật rừng ở đây không được giàu về thành phần loài nhưng có ý nghĩa về mặt bảo tồn với những đặc điểm riêng của hệ sinh thái hải đảo, đặc biệt là sự có mặt của loài Voọc đầu trắng - loài đặc hữu của Việt Nam, hiện chúng đang bị đe doạ tuyệt chủng ở cấp rất nghiêm trọng.

45

Động vật có xương sống ở cạn có 275 loài, trong đó có 21 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam (SĐVN) và 20 loài ghi trong Danh lục đỏ thế giới của IUCN (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Thành phần loài động vật tại quần đảo Cát Bà

Lớp Số bộ Số họ Số loài SĐVN/IUCN Thú 8 18 53 9/15 Chim 16 46 155 1/1 Bò sát 2 13 45 10/3 Ếch nhái 1 5 21 1/1 Cộng 27 84 274 21/20 (Nguồn: [2]) - Thú Cát Bà:

Trong tổng số 53 loài thú đã ghi nhận có 9 loài ghi trong SĐVN (2007) chiếm 17%, 15 loài ghi trong Danh lục đỏ thế giới (2008) chiếm 28% và 11 loài nằm trong Nghị định 18 chiếm 20,8% tổng số loài, là những loài hiện đang bị đe doạ cần được ưu tiên bảo tồn, trong đó đặc biệt quan trọng là loài Voọc đầu trắng.

Voọc Đầu trắng chỉ còn lại duy nhất trên đảo Cát Bà và là biểu tượng của VQG Cát Bà. Trong danh mục Sách đỏ IUCN 2008 xếp loài này ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng và SĐVN 2007 xếp loài này vào mức độ nguy cấp. Số lượng Voọc Đầu trắng hiện nay đang ổn định và tăng lên, ước tính nhiều nhất là 63 cá thể, sống tách biệt nhau ở 7 vùng (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Số lượng loài Voọc từ năm 1998 đến nay

Năm 1998 (Phạm Nhật và cộng sự) 1999 (Nadler và Hà Thăng Long) 2001 (Rossi và cộng sự) Hiện nay (Dự án Vọoc) Số lượng 120 – 150 105 -135 50 – 60 63 (Nguồn: [2])

Nguyên nhân làm suy giảm số lượng Voọc là do một phần loài Voọc này sống cô lập trên những hòn đảo nên khó hợp đàn được với nhau, một phần nạn săn bắn vẫn còn lén lút xảy xa và do canh tác của người dân địa phương đã gây nhiễu loạn đến vùng sống của chúng. Trong tương lai gần nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp thì loài Voọc này sẽ tuyệt diệt ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Phân bố Voọc Đầu trắng Cát Bà ở 7 vùng được ghi nhận trên sơ đồ hình 3.3.

46

Hình 3.3: Phân bố Voọc Đầu trắng ở Cát Bà [2] - Chim Cát Bà: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu hệ chim Cát Bà là một phần của khu hệ chim vùng Đông bắc và ven biển Việt Nam, có một số loài thường xuyên gặp và đặc trưng cho Cát Bà là Diều hâu và Quạ đen. Các loài đặc trưng cho sinh cảnh bị thoái hoá là: Chào mào, Chiền chiện bụng hung và Chim manh. Trong danh sách chim Cát Bà – Long Châu có 1 loài Cốc đế nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) ở mức độ hiếm, chúng vừa được ghi nhận ở đảo Hào Nam tỉnh Quảng Ninh với quần thể lớn hơn 100 cá thể.

47

- Bò sát, ếch nhái:

Có tổng số 66 loài: 45 loài bò sát và 21 loài ếch nhái. Trong đó có 11 loài trong Sách đỏ Việt Nam chiếm 18% tổng số loài. Đặc biệt có một loài Trăn đất nằm trong Danh lục đỏ thế giới ở mức độ gần bị đe doạ.

3.1.3.2. Khu hệ sinh vật biển a) Tài nguyên thực vật biển - Thực vật ngập mặn:

Thành phần loài: hiện nay đã xác định được 31 loài thuộc 24 họ, trong đó bao gồm 11 loài thuộc nhóm loài chủ yếu (chiếm 35,5% tổng số loài), 11 loài thuộc nhóm loài có nguồn gốc chịu mặn gia nhập rừng ngập mặn chiếm 35,5% và 9 loài thuộc nhóm có nguồn gốc nội địa chuyển ra chiếm 30%.

Phân bố: Địa hình và thể nền của vùng Cát Bà rất đa dạng và phức tạp đã quyết định đến sự phân bố của thực vật ngập mặn và đã tạo nên những cảnh quan rất đặc thù và hấp dẫn của vùng biển Cát Bà, đã xác định được 650 ha có rừng ngập mặn bao phủ.

Phân bố trên bãi bùn lầy và vỏ sinh vật: Khu vực Cái Viềng - Phù Long có tới 18 loài thực vật ngập mặn phát triển diện tích trên 632 ha, chúng thường phát triển thành thảm lớn, tạo thành các đới sú + mắm, tiếp đến là đới trang + đước.

Phân bố ở nền đáy đá + cát, sỏi: đây là môi trường không thuận lợi cho thực vật ngập mặn phát triển. Diện tích phân bố hẹp khoảng 2 ha, cây thưa thớt, bé, cằn cỗi, chúng không phát triển thành thảm, không tạo thành các đới.

- Rong biển:

Rong biển ở Cát Bà tương đối nhiều, tập trung ở Bãi Bèo, Bù Nâu, Áng Thảm, Cát Dứa, Cát Quyển, Cống Kê, Cát Lụt Đông,… Ở những vùng này, rong

biển phân bố trên diện tích 1ha trở lên.

Thành phần loài: đã xác định được 4 ngành – 102 loài rong biển, trong đó ngành Rong lam có 6 họ, 8 chi và 8 loài; ngành Rong nâu: 5 họ, 11 chi và 30 loài; ngành Rong đỏ 17 họ, 28 chi và 45 loài và ngành Rong lục: 7 họ, 9 chi và 19 loài.

Sự phân bố theo mặt rộng của rong biển phụ thuộc vào các yếu tố địa hình, vật bám, dòng chảy, độ muối. Những nơi không có sóng, mặt nước hầu như yên lặng thường có ít loài. Những nơi gần thông với biển (Cống Kê, Cống Dùi, Vạn Bội, Bù Nâu,…) có thành phần loài tương đối phong phú. Những nơi thông với biển có sóng rất mạnh (Tùng Ngón, Cát Quyển, v.v.) thường gặp các loài thuộc chi Rong mơ, Rong lông bao, Rong loa kèn,…

48

Giá trị tài nguyên: Các loài rong kinh tế có giá trị về chế biến các chất phục vụ công nghiệp, là nguồn thực phẩm và dược liệu quan trọng. Các nhóm rong đóng vai trò chủ đạo trong nguồn lợi rong biển Cát Bà gồm: Rong mơ có 11 loài, trữ lượng trên 30 tấn khô. Rong đông vai trò chính là thực phẩm và nguyên liệu, hàm lượng protein có thể đạt đến 26,45%. Ngoài ra còn một số loài có thể làm thuốc, làm phân bón. Rong mơ mềm là loài quý hiếm đang bị đe doạ đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.

- Thực vật phù du:

Thực vật phù du có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thuỷ vực, là một trong những sinh vật sản xuất của các hệ sinh thái, thực vật phù du có khả năng cố định các hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời và CO2 trong nước. Ở khu vực Cát Bà đã xác định được 400 loài và dưới loài, 105 chi thuộc 7 lớp tảo, chiếm ưu thế là lớp tảo Silic có 222 loài, 59 chi; lớp tảo Giáp gặp 164 loài, 36 chi; Lớp tảo Kim gặp 3 loài, 2 chi và lớp tảo Lam gặp 4 loài, 3 chi; Tảo lục có 5 loài và 3 chi.

Mật độ của các loài tảo thực vật phù du thay đổi theo mùa. Mùa mưa mật độ tế bào biến động khá mạnh, biến đổi từ 25.000 tế bào/lít - dưới 5.000 tế bào/lít. Mùa khô mật độ thực vật phù du dao động trong khoảng 1.000 đến 10.000 tế bào/lít.

Bảng 3.5: Cấu trúc thành phần thực vật phù du Cát Bà

Tên các nhóm Bộ Họ Chi Loài

Lớp Tảo Silic –Bacillariophyceae 2 18 59 222

Lớp tảo giáp – Dinophyceae 5 12 36 164

Lớp tảo kim - Dictyochophyceae 1 1 2 3

Lớp tảo lam – Cyanophyceae 2 2 3 4

Lớp Chroococceae 1 1 1 1

Lớp tảo lục - Chlorophyceae 2 3 3 5

Lớp Conjugatophyceae 1 1 1 1

Tổng 14 38 105 400

(Nguồn: [2]) b) Tài nguyên động vật biển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Động vật phù du:

49

Bảng 3.6: Cấu trúc thành phần động vật phù du Cát Bà

Tên các nhóm Lớp Bộ Họ Giống Loài Tỷ lệ

Ngành – Coelenterata 1 1 1 1 1 0.7 Ngành – Ctenophora 1 1 1 1 1 0.7 Ngành – Annelida 1 1 5 5 5 3.7 Ngành- Chaetognatha 1 1 1 1 4 3.0 Ngành – Arthropoda 1 6 36 53 108 82.9 Ngành – Protochordata 1 1 2 2 4 3.0 Ngành – Mollusca 2 1 1 2 2 1.5 Nhóm loài khác 6 4.5 Tổng 7 12 47 60 131 100 (Nguồn: [2])

Mật độ: Do đặc điểm của động vật phù du là những cơ thể nhỏ bé trôi nổi trong nước nên chúng phân bố trong khắp vùng biển với mật độ khác nhau. Sự phân bố số lượng trên mặt rộng của động vật phù du trên vùng biển Cát Bà không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình và dòng chảy…

- Động vật đáy:

Có khoảng 658 loài động vật không xương sống đáy thuộc 345 giống, 146 họ, 12 lớp của 5 ngành: Giun đốt, Chân đốt, Thân mềm, Da gai và Hải Miên. Trong số này, Thân mềm có số loài phong phú nhất - 298 loài, chiếm 45,3 % tổng số loài, sau đó đến Giun đốt - 192 loài chiếm 29,2% Giáp xác - 118 loài, chiếm 17,9 %; Hải miên 26 loài chiếm 3,9%, và Da gai có số loài thấp nhất với 24 loài chiếm 3,6% (Bảng 3.7).

Bảng 3.7: Cấu trúc thành phần loài động vật đáy vùng biển Cát Bà

Nhóm sinh vật Loài Giống Họ Lớp

Số lượng Tỷ lệ % Giun đốt 192 29.2 99 29 2 Giáp xác 118 17.9 71 24 1 Thân mềm 298 45.3 135 65 3 Da gai 24 3.6 20 14 5 Hải miên 26 3.9 20 14 2 Tổng cộng 658 100 345 146 12 (Nguồn: [2])

Phân bố trên vùng triều cát + cát sỏi ven bờ: Sự phân bố của động vật đáy thể hiện sự thích nghi của chúng theo mức độ ngập triều của từng khu triều trên vùng triều.

50

Phân bố loài ở các bãi triều ở các đảo nhỏ khu vực xa bờ: thành phần loài động vật đáy trên các khu vực như Cát Dứa, Vạn Bội, Lã Vọng,… có sự pha trộn giữa vùng triều cát - đá vụn san hô với sinh vật rạn san hô. Tại các khu vực này, vùng triều thường ngắn, dốc khu thấp triều hầu như nối trực tiếp với các rạn san hô. Vì vậy, những nơi có san hô phát triển, thì các tảng san hô chết nằm ở vùng rạn lại là môi trường sống lý tưởng cho động vật đáy đặc biệt là đối với giun nhiều tơ, cua Xanthidae, tôm gõ mõ, đuôi rắn và các loài thân mềm thuộc Mytilidae.

Động vật đáy góp phần làm tăng sự đa dạng sinh học trong thuỷ vực và chúng sống ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

Nhóm sống trên cây: Gồm loài ốc bám trên cây ngập mặn và trên cỏ chúng ăn lá và biểu bì của cây.

Nhóm sống trên bề mặt nền đáy: gồm các loài sống bò trên bề mặt nền đáy và ăn mùn bã hữu cơ bề mặt. Ví dụ các loài ốc thuộc nhóm thân mềm chân bụng.

Nhóm sống trong nền đáy: hầu hết các loài có giá trị kinh tế lớn đều phân bố dưới nền đáy của các bãi triều có thực vật ngập mặn phân bố. Điển hình như Cua bùn, Tôm gõ mõ, Tôm tít, Sò, Sâu đất, …

Nhóm di cư tạm thời: gồm các con non, các cá thể trưởng thành của các nhóm tôm, cua: Tôm he, Tôm rả, Cua bùn... Chúng di cư theo thuỷ triều lên xuống để kiếm mồi.

Nhóm sống trong thân cây: gồm các loài khoan đục trong thân cây chết, chủ yếu họ Teredinidae (Hà đục gỗ). Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ từ thân cây ngập mặn thành mùn bã tạo nguồn thức ăn cho các loài ăn cặn bã.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 47)