Khái niệm Tăng trưởng xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 25)

Tăng trưởng xanh và chiến lược tăng trưởng xanh đã được đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đến nay chưa có một nhận thức đầy đủ và thống nhất về tăng trưởng xanh. Có quan niệm cho rằng tăng trưởng xanh gần đồng nghĩa với

21

GDP xanh, là tăng trưởng kinh tế trừ đi những thiệt hại môi trường, hay lấy chỉ số GDP trừ đi những thiệt hại môi trường do hoạt động kinh tế gây ra.

Quan niệm khác lại coi tăng trưởng xanh là sự đầu tư vào các ngành, lĩnh vực nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, đầu tư phục hồi HST, sử dụng năng lượng tái tạo, xây dựng nền kinh tế cac- bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Theo WB (2012) [28], tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, là sự tăng trưởng sạch vì nó giảm thiểu ô nhiễm và tác động môi trường, là sự tăng trưởng có sức chống chịu vì nó đã tính tới ứng phó thiên tai. Như vậy tăng trưởng xanh đã đề cập nhiều tới khía cạnh môi trường, tài nguyên thiên nhiên mà các mô hình phát triển kinh tế trước đó chưa được xem xét một cách đúng mức.

Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) định nghĩa: “Tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa sản lượng kinh tế trong khi giảm thiểu gánh nặng sinh thái. Cách tiếp cận mới này cho phép tìm kiếm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững môi trường bằng việc thúc đẩy những thay đổi căn bản trong phương thức sản xuất và tiêu dùng xã hội” [21].

Việt Nam đang thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2015, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với nhiều thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo chất lượng môi trường, an sinh xã hội trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi và chịu nhiều tác động tiêu cực do tăng trưởng thấp, khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia và biến đổi khí hậu. Để đạt được các mục tiêu phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo môi trường và sinh thái bền vững, tiếp cận tăng trưởng xanh là yêu cầu thiết yếu trong thập niên tới giúp hiện thực hóa phát triển bền vững ở Việt Nam.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 [4] đã quan niệm:

- Tăng trưởng xanh là một nội dung của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu.

- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

22

- Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

- Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tác quốc tế.

- Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân”.

Từ những quan điểm nêu trên của Việt Nam, hiểu được nội hàm của tăng trưởng xanh và có sự đồng thuận giữa các nước đang phát triển để cùng thực hiện là trở ngại không nhỏ. Bởi lẽ để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh cần đến sự nỗ lực của toàn xã hội, không chỉ các tổ chức chính quyền mà còn cả người dân và doanh nghiệp cùng phải nhận thức đầy đủ và thực hiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)