Thách thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 75)

Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng Hải Phòng cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn do khai thác quá mức, khai thác nóng và tập trung đầu tư trong ngắn hạn. Điều này đòi hỏi phải rà soát, cân nhắc kỹ để có những điều chỉnh hợp lý đối với chiến lược đầu tư dài hạn của thành phố nói chung và Cát Bà nói riêng. Con đường tiến tới nền kinh tế xanh của Cát Bà cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức như:

Đây là vấn đề còn khá mới nên nhận thức về kinh tế xanh, tăng trưởng xanh của các cấp, các ngành, và người dân còn chưa đầy đủ. Địa phương chưa chuẩn bị đủ các điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang kinh tế xanh đặc biệt trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp.

Theo kết quả điều tra thực địa có 56,25% người dân không biết đến kinh tế xanh; 37,5% người dân đã biết đến kinh tế xanh nhưng chỉ dừng ở mức nghe nói đến thông qua ti vi, báo đài; có 6,25% người dân có hiểu biết về nền kinh tế xanh.

71

Việc cung cấp nước sạch và điện cho người dân trên đảo còn nhiều khó khăn:

Do đặc điểm địa hình đồi núi nên việc xây dựng và kéo đường dây điện về đến từng hộ dân còn nhiều khó khăn. Hiện nay 100% người dân ở Cát Bà đều có điện để sử dụng với giá tính theo giá nhà nước và được trợ giá cho vùng hải đảo, tuy nhiên nguồn điện này chỉ đủ dùng cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày.

Là huyện đảo, nằm xa đất liền, nhiều năm qua, thiếu nước sạch luôn là nỗi lo của người dân huyện Cát Hải, đặc biệt là khu vực thị trấn Cát Bà. Nước sạch không chỉ cần thiết cho người dân địa phương, mà còn phục vụ khu du lịch nổi tiếng với hàng vạn lượt khách đến tham quan mỗi năm khi mùa hè đến. Khó khăn về nguồn nước cung ứng cho Cát Bà đang được từng bước khắc phục.

Qua điều tra khảo sát thực địa tại Cát Bà cho thấy hiện nay việc cung cấp nước sạch cho người dân trên đảo còn khá khó khăn.

Thực tế, với địa hình đồi núi, dân cư thưa thớt, việc đưa nước bảo đảm chất lượng tốt từ nhà máy nước về tận nơi dân cư sinh sống đòi hỏi chi phí khá cao.

Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ ngoài việc mua nước từ Xí nghiệp cấp nước Cát Hải đều phải tự khoan giếng và xử lý để cung cấp cho nhu cầu dùng hàng ngày, hàng năm đều có thanh tra về kiểm tra chất lượng nước (2 lần/năm) của các khách sạn nhằm đảm bảo cung cấp nước đạt chất lượng cho khách du lịch và xử phạt các nhà hàng, khách sạn có chất lượng nước thấp.

Phần lớn người dân phải dùng nước từ nguồn nước tự nhiên suối Thuồng Luồng hoặc các hồ chứa nước tự nhiên, đặc biệt tại xã Việt Hải người dân chủ yếu sử dụng nước từ hồ chứa nước trong rừng Việt Hải nguồn nước này tuy đã được lọc qua trước khi sử dụng tuy nhiên chất lượng nước vẫn chưa được đảm bảo.

Chỉ một phần không lớn dân cư được dùng nước sạch do Xí nghiệp Cấp nước Cát Hải (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cấp nước Hải Phòng) quản lý.

Thêm vào đó, tình hình cấp điện tại đây còn nhiều khó khăn, nhiều nơi có nhà máy nước, nhưng trạm bơm nước của Công ty Cấp nước không có điện để phục vụ sản xuất nước, Xí nghiệp Cấp nước Cát Hải buộc phải đầu tư máy phát điện để sản xuất. Chi phí cao song giá thành bán nước cho người dân vẫn được tính như các khu vực khác trên địa bàn thành phố. Đây là khó khăn về chi phí đối với Công ty Cấp nước Hải Phòng nói chung và Xí nghiệp Cấp nước Cát Hải nói riêng.

72

Trong những năm tới huyện Cát Hải phấn đấu duy trì tăng dân số dưới 1%/năm. Dự báo dân số trên đảo vào năm 2020 khoảng 20.400 người (tăng bình quân 1,5% năm thời kỳ 2011-2020). Khi số dân trên đảo tăng lên dẫn đến các áp lực về nhu cầu đất ở, đất sản xuất và các nhu cầu về lâm sản như gỗ làm nhà, củi đun cũng tăng theo. Trong khi đó, đất ở trên đảo và đất dự phòng hạn chế, các loại đất còn lại ở trên đảo chủ yếu là đất sản xuất và đất rừng.

Việc chuyển đất sản xuất sang đất ở sẽ gây khó khăn cho đời sống của người dân trên đảo, còn nếu chuyển đổi sang đất rừng lại gây khó khăn cho công tác bảo tồn trên đảo. Vì vậy, cần có những giải pháp thích hợp để giảm áp lực về tăng dân số đối với tài nguyên rừng và sử dụng đất.

Áp lực gia tăng dân số:

Theo kết quả thống kê năm 2011, dân số trên đảo là 16.566 người. Trong đó, số người chuyên làm nông nghiệp chiếm 5,7 % dân số, còn lại 94,3 % dân số làm nghề khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ du lịch, làm muối và khai thác lâm sản. Nếu không giải quyết được nhu cầu lao động, sẽ gây áp lực đối với các hoạt động khai thác tài nguyên rừng và biển, dẫn đến việc kiểm soát và quản lý các hoạt động trên sẽ rất khó khăn. Nguy cơ mất cân đối ngành nghề, thiên về khai thác tài nguyên sẽ dẫn đến khai thác quá mức đa dạng sinh học của khu vực Cát Bà. Dân số đông, ngành nghề thu hẹp là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng khai thác quá mức hải sản.

Sức ép từ săn bắt, khai thác trái phép:

Việc săn bắt động vật hoang dã bằng bẫy thòng, bằng lưới, bằng súng săn vẫn còn tồn tại trong nhiều thôn xóm. Trong giai đoạn từ 2005 đến 2020, khi du lịch trên huyện đảo phát triển sẽ kéo theo nhiều nhà hàng ẩm thực bằng các loại đặc sản rừng, đặc sản biển, cũng sẽ là áp lực đến việc bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã và các loài hải sản quí hiếm.

Các khu vực có nguy cơ áp lực khai thác tài nguyên rừng cao là xã Việt Hải (nằm trong ranh giới vùng lõi VQG), xã Gia Luận (có nhiều thợ săn), khu vực thôn Hải Sơn (xã Trân Châu), khu vực thị trấn Cát Bà (dân số tập trung cao và nhiều thành phần). Ngoài ra, các khu vực khác trên đảo cũng còn tiềm ẩn những nguy cơ khai thác tài nguyên rừng. Vì vậy, những năm tới công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, kết hợp với tuyên truyền giáo dục và đầu tư nâng cao đời sống của người dân cần phải được thực hiện đồng bộ để giảm thiểu các áp lực đối với tài nguyên rừng trên địa bàn.

73

NTTS không tuân thủ quy hoạch khoa học:

Môi trường nuôi cá lồng bè, nuôi Tu hài là nguồn tiềm năng gây ô nhiễm hữu cơ, ảnh hưởng đến môi trường nước, thuỷ sản trong khu vực. Nguyên nhân là do phát triển theo phong trào tự phát, số lượng bè phát triển nhanh, chưa có quy hoạch, sắp xếp vị trí neo đậu hợp lý, khoa học, dẫn đến dịch bệnh lây lan ra các sinh vật biển khác. Việc nuôi Tu hài phải sử dụng một khối lượng lớn cát san hô làm giá thể nuôi và thức ăn hữu cơ, vì vậy các bãi cát biển, các rạn san hô bị khai thác làm mất đi cảnh quan thiên nhiên và các giá trị dịch vụ từ HST rạn san hô của Cát Bà. Hình thức “nuôi đáy” làm biến đổi cấu trúc nền đáy của vịnh và khi bị dịch bệnh Tu hài chết sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực này.

Ngoài nuôi cá lồng bè, nuôi Tu hài còn có loại hình nuôi thuỷ sản đầm hồ cũng là nguy cơ đe dọa cho môi trường sống. Do chuyển đổi mục đích từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, hầu hết các hộ ngư dân đã tự ý chia nhỏ ao đầm, không có quy hoạch, hệ thống thuỷ lợi kém, nước trong vuông tôm bị ô nhiễm, không thể nuôi tôm được. Mặc dù nghề NTTS của Cát Bà là một nghề mang lại doanh thu lớn cho địa phương, nhưng nếu không có phương pháp kỹ thuật nuôi trồng thích hợp thì hậu quả cũng rất khó lường.

Dịch vụ hậu cần nghề cá:

Bến cá Cát Bà phục vụ bến bãi đậu tàu thuyền là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cho vịnh Cát Bà. Mỗi ngày có hàng trăm tàu tập trung về đây và xả rác, xả nước thải, nước la canh gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm sinh hoạt cục bộ cho vịnh Cát Bà. Hậu quả chính của hậu cần nghề cá là ô nhiễm dầu thải. Sự tập trung của các phương tiện tàu, thuyền tại cảng Cát Bà có xu hướng ngày càng tăng lên. Đây là

một trong những nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm cần phải có kế hoạch khắc phục. Nguy cơ khai thác quá mức và khai thác huỷ diệt:

Một trong những nguy cơ tiềm tàng là việc khai thác quá mức tập trung ở ven bờ, trong đó cả vùng nước ven đảo. Áp lực tăng dân số, nhu cầu mưu sinh và sự hấp dẫn của giá trị hải sản xuất khẩu đã làm tăng không ngừng mật độ phương tiện và ngư cụ đánh bắt, phần lớn là các phương tiện nhỏ không thể vươn ra xa bờ. Khai thác cạn kiệt các loài có giá trị thương phẩm cao, không chỉ các loài kinh tế bị suy giảm, đa dạng sinh học cũng bị suy giảm và nhiều loài quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Một số loài hải sản có giá trị kinh tế đặc biệt cao như tôm hùm, cá song, sò huyết đang có nguy cơ bị cạn kiệt.

Khai thác quá mức các bãi đặc sản phân bố ở vùng triều: các bãi đặc sản nổi tiếng của Cát Bà như sò huyết ở Cửa Cái, Tu Hài ở Vạn Bội, vẹm Xanh ở áng

74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vẹm,… đang bị thu hẹp do mức độ khai thác ngày càng tăng của cư dân trên đảo. Mặc dù chính quyền địa phương đã tìm cách để phục hồi lại các nguồn lợi có giá trị này, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.

Cạn kiệt tài nguyên: hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên thấp, còn nhiều lãng phí. Thực tế, trong khai thác sử dụng bền vững tài nguyên biển nảy sinh một số vấn đề. Chủ yếu là suy giảm các HST tự nhiên, như: bãi triều, thảm cỏ biển, suy giảm đa dạng sinh học do mất không gian sống và môi trường bị thay đổi; suy giảm nguồn lợi biển và các loài quý hiếm có giá trị kinh tế và bảo tồn cao; tài nguyên nước mặt suy thoái do chất lượng kém. Nguyên nhân do thiếu cơ sở khoa học và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, hiệu quả sử dụng đất và đất ngập nước không cao.

Tài nguyên nước đang bị đe dọa do nhiễm bẩn, nhiễm mặn, tài nguyên đất ngập nước, tài nguyên sinh vật bị hủy hoại, suy thoái và cạn kiệt.

Bão

Cát Bà nằm trong khu vực có tần suất bão đổ bộ trực tiếp lớn nhất của cả nước, chiếm 28%. Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1-2 cơn bão và chịu ảnh hưởng gián tiếp của 3-4 cơn. Gió bão thường đạt cấp 9-10, có khi đạt cấp 12 hoặc trên cấp 12. Kèm theo bão là mưa lớn, lượng mưa trong bão chiếm tới 25% - 30% tổng lượng mưa cả mùa mưa.

Sự xuất hiện của bão đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của ngư dân. Hàng năm đến mùa bão thì lượng khách du lịch đến đảo cũng giảm đáng kể, tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản không thể ra khơi,… do vậy nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch dịch vụ, khai thác hải sản bị giảm

Bảng 3.16: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của quần đảo Cát Bà trong phát triển nền kinh tế xanh

Điểm mạnh Tài nguyên thiên nhiên phong phú Nguồn lao động dồi dào

Vị trí thuận lợi

Thế mạnh về phát triển du lịch

Điểm yếu

Trình độ phát triển, đời sống của người dân còn thấp

Thiếu định hướng, chưa có mục tiêu rõ ràng Cơ sở hạ tầng kém phát triển

Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp Cơ hội

- Cát Bà sẽ có cơ hội kế thừa, phát huy và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh ở các quốc gia khác, mở ra nhiều cơ hội trong việc hợp tác phát triển kinh tế trong nhiều lĩnh vực với các địa

Thách thức

Việc cung cấp nước sạch và điện cho người dân trên đảo còn nhiều khó khăn

Thu hẹp diện tích các loại đất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất

75

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 75)