“Vốn thiên nhiên” (natural asset) chỉ những nguồn tài nguyên hữu sinh, vô sinh cung cấp nguyên liệu phục vụ nền kinh tế nhân loại hoặc cung cấp những dịch vụ duy trì các chu trình địa – hóa - sinh và sự sống.
Vốn thiên nhiên là các nguồn cung cấp tài nguyên hoặc các dịch vụ có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ví dụ, nguồn vốn thiên nhiên rừng, các mỏ khoáng sản, nguồn lợi thủy sản và đất đai màu mỡ,… Khả năng lọc không khí và làm sạch nước cũng là hai trong số nhiều dịch vụ sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên.
Nguồn lợi thiên nhiên là lợi suất hàng năm từ những nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, quặng, thủy sản và thực vật tương ứng với các nguồn vốn đề cập ở trên. Điểm giới hạn bền vững bị vượt qua khi nguồn lợi thiên nhiên bị sử dụng hết, khiến nguồn vốn thiên nhiên bị giảm năng suất trong khi cần được duy trì để đảm bảo tiếp tục cung cấp lợi suất tự nhiên tương đương trong tương lai.
Các dịch vụ hệ sinh thái theo định nghĩa của Đánh giá hệ sinh thái thiên nhiên kỷ (Millennium Ecosystem Assessment, 2005) là những lợi ích con người đạt được từ các HST, bao gồm dịch vụ cung cấp như thức ăn và nước; các dịch vụ điều tiết như điều tiết lũ lụt, hạn hán; các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng; các dịch vụ văn hóa như giải trí, tinh thần, tín ngưỡng và các lợi ích phi vật chất khác [26].
23
- Dịch vụ cung cấp: cung cấp cho con người các sản phẩm thu được từ thiên
nhiên như các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất (gỗ, thủy sản,…), lương thực, nhiên liệu, nước, nguồn gen,…
- Dịch vụ điều tiết: là lợi ích mà con người thu được từ hoạt động điều tiết của
hệ sinh thái bao gồm duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, chắn sóng, kiểm soát xói lở,…
- Dịch vụ văn hóa: là những lợi ích phi vật chất mà con người thu được thông qua sự
làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo, trải nghiệm về mỹ học, …
- Dịch vụ hỗ trợ: là những dạng dịch vụ cung cấp những hoạt động cần thiết
cho tất cả các loại dịch vụ khác như sản xuất oxy, bồi tụ đất.
Ba đặc điểm chính làm cho các chức năng, dịch vụ sinh thái có tầm quan trọng rất lớn:
Tính không thể thay thế: Không có dịch vụ hoặc chức năng khác, tự nhiên hay
nhân tạo, có thể thay thế những dịch vụ và chức năng hiện tại (chẳng hạn như chức năng bảo vệ bức xạ mặt trời hay khả năng điều hòa khí hậu,…).
Tính không thể phục hồi: nghĩa là nếu bị phá hủy ở một mức độ nào đó, nó sẽ
không thể phục hồi như nguyên trạng (mất cân bằng đa dạng sinh học, chất thải độc hại,…).
Nguy cơ cao: những tổn thất của hệ sinh thái tiềm tàng một nguy cơ lớn đối với sự
phồn vinh của loài người.