Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng phát triển chưa bền vững. Phát triển kinh tế ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, năng suất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất còn sử dụng nhiều năng lượng và thải ra nhiều chất thải,...[7,11]. Vì thế, việc tiếp cận và xây dựng một nền kinh tế xanh là yêu cầu cấp thiết và hiện thực hóa con đường phát triển kinh tế một cách bền vững và xóa đói, giảm nghèo.
Nhận thức rõ ý nghĩa của cơ hội này, để phát triển đất nước và hội nhập với trào lưu quốc tế, Chính phủ đã ban hành những văn bản quan trọng mang tính chất chiến lược: Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012 và phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 về phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn xa đến năm 2050; Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 19/2/2013 về phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020. Nội dung các văn bản này đã bao quát hầu như hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện tăng trưởng xanh và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam [4] đã xác định 3 mục tiêu là: - Khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế, tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường;
- Ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;
29
- Nâng cao đời sống nhân dân thông qua việc tạo thêm việc làm từ các ngành công nghiệp xanh và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.
Để thực hiện các mục tiêu trên, chiến lược đã đề ra ba nhóm nhiệm vụ quan trọng là: - Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo; - Xanh hóa sản xuất;
- Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới, Việt Nam đang hội tụ những điều kiện thuận lợi từ điều kiện tự nhiên, xã hội đến chủ trương, chính sách để tiến hành xanh hóa nền kinh tế. Đây là cơ hội để Việt Nam phát triển, song cũng đặt ra rất nhiều khó khăn thách thức để có thể bắt kịp với xu hướng kinh tế xanh trên thế giới [7,11,25]. Cụ thể là:
a) Cơ hội chủ yếu
Việt Nam có những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, dân số, xã hội là tiền đề tốt cho nền kinh tế xanh, như:
- Phát triển nông nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ chốt, có vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới trong tương lai.
- Phát triển năng lượng tái tạo - yếu tố quan trọng nhất của kỷ nguyên năng lượng khí hậu sắp tới.
- Đa dạng hóa nền kinh tế, dựa trên sự đa dạng về địa hình, khí hậu và tài nguyên/các hệ sinh thái để khai thác thế mạnh của vốn tự nhiên.
- Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo và đa dạng (28 di sản tự nhiên và văn hóa thế giới, 128 khu bảo tồn trên cạn, 5 khu Ramsa, 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới và 16 khu bảo tồn biển, trong đó có Cát Bà).
- Phát triển nguồn vốn thiên nhiên, với tính đa dạng sinh học cao, với độ phủ của rừng hiện nay gần 40%, với vùng núi rừng phía Bắc và dãy Trường Sơn chạy dọc đất nước, đảm bảo các dịch vụ hệ sinh thái cho sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, đảm bảo an ninh nguồn nước, cung cấp nơi cư trú và duy trì văn hóa bản địa, kiểm soát thiên tai như lũ lụt, lở đất, xói mòn và bồi tụ đất đai.
- Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm vừa qua đã tạo ra nội lực cho xu thế phát triển mới. Những vấn đề về ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên trong thời gian qua đã thức tỉnh các cấp lãnh đạo và người dân ủng hộ hướng phát triển mới - kinh tế xanh - để tạo đà cho sự đồng thuận cao của xã hội, loại bỏ phát triển “kinh tế nâu”.
30
- Việt Nam có tình hình chính trị - xã hội ổn định, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi, theo hướng đẩy mạnh “tái cơ cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng” và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015.
- Nguồn lực lao động của Việt Nam đang ở giai đoạn “dân số vàng”, có truyền thống lao động, sống giản dị và hài hòa với thiên nhiên theo truyền thống văn hóa phương Đông, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học – công nghệ và kỹ năng quản lý để phát triển nhân lực xanh.
- Việt Nam đã, đang và sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế trong ứng dụng biến đổi khí hậu nói riêng và tăng trưởng xanh nói chung.
Tất cả những yếu tố tích cực nói trên đang hội tụ lại thành “bàn đạp” cho Việt Nam xây dựng kinh tế xanh và khẳng định sự lựa chọn “tăng trưởng xanh” là phương án tối ưu cho phát triển bền vững, duy trì vốn thiên nhiên và xóa đói giảm nghèo cho đất nước.
b) Thách thức cơ bản
- Nhận thức và trình độ phát triển của Việt Nam còn thấp, bị tụt hậu so với nhiều nước sau những năm chiến tranh kéo dài đang để lại những di hại không nhỏ, cần có thời gian và nguồn lực lớn để khắc phục. Đặc biệt phát triển kinh tế xanh là vấn đề còn khá mới nên nhận thức của các cấp, ngành, các địa phương và của người dân chưa đầy đủ.
- Hệ thống pháp luật đang trong thời kỳ chuyển đổi, chưa đồng bộ, chưa thật phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hướng tới tăng trưởng xanh.
- Hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, còn nhiều lãng phí, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên sinh vật bị suy thoái nghiêm trọng, tài nguyên không tái tạo bị khai thác cạn kiệt. Các giá trị chức năng, phi vật chất của các hệ thống tài nguyên còn ít được chú trọng như: giá trị vị thế của các mảng không gian biển, ven biển; giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái, các giá trị văn hóa biển, …
- Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, do đó, chất lượng sản phẩm thấp, phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, gia tăng phát thải khí nhà kính.
- Các ngành kinh tế “nâu” đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Các ngành, các địa phương chưa được chuẩn bị đủ điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh. Đặc biệt, điều kiện cơ sở hạ tầng ở nhiều địa phương còn yếu kém, lạc hậu, thiết bị sử dụng chưa đồng bộ, hiêu quả sử dụng thấp.
31
- Các ngành sản xuất năng lượng sạch như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, ... chưa phát triển. Thêm vào đó, nhiều ngành hỗ trợ, giải quyết vấn đề môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp tái chế, ... còn yếu kém.
- Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, tính dễ tổn thương trước thảm họa và tác động khí hậu ngày càng gia tăng. Lối sống và mô hình tiêu dùng của một bộ phận nhân dân còn lãng phí, hủy hoại tài nguyên, không thân thiện và hài hòa với thiên nhiên.
Các chuyên gia xác nhận, việc quyết tâm theo đuổi chính sách và mục tiêu tăng trưởng xanh là yêu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, điểm nhấn là sự kết hợp chuyển đổi mô hình
tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, với việc bảo toàn được nguồn vốn tthiên nhiên, với sự gia tăng hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm để nâng cao sức
32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà, Hải Phòng phục vụ xây dựng kinh tế xanh và tăng trưởng xanh.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề: Đánh giá thực trạng, vai trò và những đe dọa đến nguồn vốn
thiên nhiên phục vụ định hướng xây dựng kinh tế xanh và tăng trưởng xanh ở quần đảo Cát Bà, Hải Phòng.
- Phạm vi địa lý: khu vực quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
2.2. Cách tiếp cận trong nghiên cứu
2.2.1. Tiếp cận hệ thống
Có thể nói nguồn vốn thiên nhiên là “yếu tố đầu vào” quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xanh, là nguồn sinh kế lâu dài cho người dân. Trong tự nhiên, các nguồn vốn này phân bố trong các hệ thống tài nguyên và giữa chúng tồn tại nhiều vấn đề có tính liên kết với nhau. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, sử dụng con người đã tác động ở mức độ khác nhau vào các nguồn vốn thiên nhiên này, đặc biệt là các dạng tài nguyên không tái tạo.
Việc bảo toàn nguồn vốn tránh thất thoát phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và hiệu quả quản lý. Cho nên, trong quá trình nghiên cứu học viên đã chú ý không chỉ đến sự phân bố, quy mô và tác động của con người, mà còn đến các chính sách quản lý các nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà. Nói cách khác, đánh giá một vấn đề, một hệ thống tài nguyên đã được đặt trong mối quan hệ với các vấn đề khác và hệ thống khác.
2.2.2. Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái
Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (ecosystem-based approach – EBA) do Công ước Đa dạng sinh học (CBD) đề xuất nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học một cách công bằng và bền vững.
33
Gần đây, tiếp cận này đã được áp dụng rộng rãi trong phát triển bền vững, khi đặt các hệ sinh thái vào vị trí trung tâm của các hoạt động của con người và thực tiễn sử dụng tài nguyên. Một cách khái quát, có thể hiểu tiếp cận hệ sinh thái là cách liên kết các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội để quản lý hệ sinh thái/tự nhiên trong mối quan hệ với hệ xã hội, bằng cách bảo vệ tính bền vững sinh thái của các hệ thống này một cách lâu dài.
Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái được thực hiện theo 12 nguyên tắc cơ bản có sự hỗ trợ, tương tác nhau và được tổng kết thành 5 bước thực hiện [22] là:
(i) Xác định các nhóm liên quan chính, xác định khu vực hệ sinh thái và phát triển mối quan hệ giữa các bên và hệ sinh thái;
(ii) Phác họa cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái và thiết lập cơ chế để quản lý và giám sát nó;
(iii) Xác định tầm quan trọng của các vấn đề kinh tế sẽ có ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và các quần thể của hệ sinh thái;
(iv) Xác định những tác động có thể xảy ra của hệ sinh thái này tới các hệ sinh thái lân cận (quản lý thích nghi theo không gian);
(v) Xây dựng các mục tiêu dài hạn và các giải pháp linh hoạt để đạt được những mục tiêu này.
Với quan niệm con người là trung tâm của hệ sinh thái, cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái nhấn mạnh cả cách tiếp cận có sự tham gia của các bên có liên quan, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng và tiếp cận hệ thống. Trong nghiên cứu học viên quan tâm nhiều hơn đến các nguồn vốn thiên nhiên là các hệ sinh thái, đặc biệt là 4 giá trị dịch vụ của nó đã nói ở phần trước và khả năng lượng giá các giá trị đó sang dạng tiền tệ. Chính vì thế áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái sẽ giúp giải quyết các vấn đề nói trên.
2.2.3. Tiếp cận tổng hợp, liên ngành
Bản chất môi trường biển - đảo và nguồn vốn thiên nhiên của chúng vừa phản ảnh lại vừa phụ thuộc vào các điều kiện thành tạo lên chúng, như các yếu tố
tự nhiên, các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… Vì vậy cần phải có cái nhìn từ
34
hội (văn hóa, phong tục,…), kinh tế (các hoạt động phát triển,…). Nghiên cứu mâu thuẫn lợi ích trong khai thác, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn thiên nhiên ở
khu vực quần đảo Cát Bà cần có cái nhìn tổng thể và liên ngành để thấy rõ hơn các mối liên hệ, nguồn gốc phát sinh và hướng giảm thiểu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Áp dụng phương pháp này để thu thập thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện đảo Cát Bà; thu thập các số liệu về nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà (như diện tích, số lượng loài, nguồn gen, đa dạng sinh học, đa dạng hệ sinh thái,...) phục vụ cho mục đích đánh giá của luận văn.
Trên cơ sở yêu cầu như vậy, học viên đã thu thập thông tin thứ cấp được lưu trữ ở Ủy ban Nhân dân các xã, phường thuộc huyện Cát Hải, Ủy ban Nhân dân Thị trấn Cát Bà, Ủy ban Nhân dân huyện Cát Hải, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cát Hải, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hả Phòng, các Viện nghiên cứu Hải sản và Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Chi cục Biển và Hải đảo Hải Phòng. Ngoài ra còn tham khảo thông tin từ các bài báo, giáo trình, sách chuyên khảo có liên quan đã xuất bản trong và ngoài nước.
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành khảo sát thực địa nhằm thu thập các dữ liệu thực tế phục vụ quá trình nghiên cứu.Ngoài thực địa, học viên đã tiến hành quan sát thực tế, đã tham vấn cộng đồng, tìm hiểu (ghi chép) thông tin liên quan từ những người dân có kinh nghiệm, du khách và sử dụng các bảng hỏi để điều tra về các nội dung xác định trước theo từng đối tượng cụ thể. Phương pháp này đã được thực hiện trong các chuyến điều tra về các nội dung sau:
- Khảo sát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: các đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu.
- Khảo sát các hoạt động kinh tế - xã hội: dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản…
- Khảo sát khu vực quần đảo Cát Bà: đánh giá sơ bộ nguồn vốn thiên nhiên tại Cát Bà (số lượng, diện tích phân bố,…). Đánh giá một số điểm mạh, điểm yếu, cơ
35
hội và thách thức mà Cát Bà gặp phải trong quá trình phát triển nền kinh tế xanh. Trên cơ sở đó kết hợp với các tài liệu mà học viên đã thu thấp từ trước để đưa ra đề suất những hướng phát triển kinh tế xanh tại quần đảo Cát Bà.
Luận văn đã đã xây dựng 2 loại mẫu phiếu điều tra dành cho các hộ gia đình và cán bộ Ủy ban nhân dân (xem phụ lục). Quá trình điều tra khảo sát thực địa diễn ra trong 7 ngày từ ngày 23/08/2014 đến ngày 29/08/2014 học viên đã tiến hành