Vai trò của kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đối với phát triển kinh tế, xã hội quần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 71)

hội quần đảo Cát Bà

3.3.1. Đối với tăng trường kinh tế

Kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế thường được tạo ra thông qua việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như: tài nguyên nước, rừng, biển,... là nguồn cung cấp tối cần thiết cho sự sống. Hậu quả của nó được thể hiện trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội, đặc biệt là một bộ phận những người mà sinh kế của họ phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác các nguồn lực môi trường. Suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái đang ảnh hưởng rất lớn đến các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá, lâm nghiệp,...

3.3.2. Đối với thị trường lao động

Kinh tế xanh sẽ tạo ra nhiều việc làm xanh tại Cát Bà trong các lĩnh vực như nông nghiệp hữu cơ, xử lý chất thải, du lịch sinh thái,… Điều này không những tăng thu nhập, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng mà còn bảo vệ môi trường, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó kinh tế xanh tập trung phát triển sinh kế cho bộ phận cư dân nghèo sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Các dịch vụ sinh thái và hoạt động kinh tế dựa vào vốn thiên nhiên phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm mới ngay tại địa phương, góp phần cải thiện cuộc sống, hạn chế tệ nạn xã hội,…

Để đáp ứng nhu cầu và chất lượng công việc, lực lượng lao động cũng có nhận thức sâu sắc về vai trò của nền kinh tế xanh cùng các kỹ năng chuyên môn cần thiết.

3.3.3. Đối với môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

Cát Bà với nền kinh tế tăng trưởng dựa chủ yếu vào sản phẩm thô, công nghệ khai thác và chế biến còn lạc hậu, cho nên thải ra môi trường nhiều chất độc hại do không xử lý chất thải hiệu quả, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, gia tăng phát thải khí nhà kính.

67

Theo kết quả khảo sát điều tra đối với người dân trên đảo thì 95% người dân cho rằng môi trường nơi đây đang bị ô nhiễm, 5% người dân không cho ý kiến.

Trong nền kinh tế xanh, nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả, kết hợp với duy trì và bảo vệ. Nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, kinh tế xanh cũng giải quyết một phần không nhỏ lượng cacbon, chất thải rắn và nước thải xả ra môi trường bằng các biện pháp tái chế và chuyển đổi nguồn năng lượng mới.

Ngoài ra, các lĩnh vực như thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp xanh,… dựa vào vốn tự nhiên được khai thác hợp lý sẽ góp phần duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.

3.3.4. Đối với đời sống văn minh đô thị

Kinh tế xanh là cơ hội để Cát Bà ứng phó với thực trạng ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng xuống cấp, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, hướng tới công bằng xã hội, đảm bảo chất lượng môi trường, hạn chế áp lực đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Kinh tế xanh gải quyết nhu cầu việc làm, thúc đẩy phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo con người hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hơn nữa người dân cũng có ý thức cao trong việc bảo vệ và duy trì hệ sinh thái tự nhiên, tiết kiệm năng lượng, thực hiện nếp sống văn minh. Tăng cường thu hút đầu tư và khách du lịch nâng cao mức sống của người dân, góp phần quảng bá hình ảnh của Cát Bà trong nước và trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 71)