Khai thác mặt nước để nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 69)

Hải Phòng là địa phương có nghề nuôi cá biển phát triển mạnh trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt là các vũng biển thuộc quần đảo Cát Bà: như vịnh Cát Bà, vịnh Cái Bèo, vịnh Lan Hạ,... Đây là khu vực phát triển kinh tế và du lịch trọng điểm của thành phố Hải Phòng. Do đó phát triển NTTS trên biển hợp lý kết hợp với du lịch là hướng đi đúng, cả hai hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.

Tính đến năm 2011 toàn huyện Cát Hải có 2.153 ha mặt nước được đưa vào NTTS, chủ yếu là các đầm nuôi nước lợ ở Phù Long (1.280 ha), nuôi cá biển ở vịnh Lan Hạ chỉ có 20 ha, nuôi Tu hài và cá lồng bè đã phát triển đạt tới 845 ha (từ Bến

65

Bèo đến Vạn Bội),... Hiện nay, chính quyền địa phương đã quy hoạch lại, diện tích nuôi Tu hài đã chuyển khỏi vùng lõi phần biển của Khu bảo tồn biển Cát Bà.

Bảng 3.14: Diện tích nước mặt NTTS huyện Cát Hải

Đơn vị: ha Năm

2000 2005 2009 2010 2011

2.217 2.016 2.141 2.215 2.153

(Nguồn:[14])

Những năm qua diện tích NTTS trên địa bàn không có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sản lượng nuôi trồng trên địa bàn huyện lại có sự thay đổi lớn. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của toàn huyện Cát Hải là 5.104 tấn (2011) thấp hơn so với năm 2010 (5.644 tấn), trong đó chủ yếu là cá nuôi với sản lượng 2.573 tấn (chiếm khoảng 50%), tôm nuôi là 491 tấn (chiếm khoảng 9,6%) và các loại thủy sản khác (bảng 3.15).

Bảng 3.15: Sản lượng NTTS của huyện Cát Hải

Đơn vị: Tấn Thủy sản Năm 2000 2005 2009 2010 2011 Cá nuôi 389 1.175 2.665 2.580 2.573 Tôm nuôi 364 399 441 289 491 Các loài khác 387 605 1.883 2.775 2.040 Tổng sản lượng 1.140 2.179 4.989 5.644 5.104 (Nguồn:[14])

Trên thực tế tại vịnh Cái Bèo nghề nuôi cá biển đang trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng, đặc biệt năm 2008 hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt đã gây khó khăn cho người nuôi. Số lượng bè nuôi tại Cát Bà giảm xuống rất nhiều, năm 2008 số lượng ở vịnh Bến Bèo có 305 bè nuôi với 6.478 ô lồng thì năm 2010 số lượng bè nuôi còn 240 bè và số lượng ô lồng trung bình trên bè là 30-60 ô lồng.

Số lượng ô lồng thực tế sử dụng đạt khoảng 70%, số ô lồng còn lại không sử dụng do nuôi cá biển mấy năm gần đây đem lại hiệu quả thấp và bị lỗ. Ngoài ra còn khoảng 20 bãi nuôi Tu hài và một số lượng lớn bè nuôi Tu hài nằm rải rác trong khu vực vịnh. Nhiều diện tích nuôi quây bằng lưới, phên nứa ngay trên mặt vịnh để nuôi thủy sản.

66

NTTS của Cát Bà hiện tại chưa có quy hoạch, số lượng ô lồng nuôi cá tăng nhanh, nhưng chủ yếu là tự phát, đồng thời việc neo đậu chưa có quy hoạch và quản lý của Nhà nước. Trình độ kỹ thuật của người dân còn hạn chế, ý thức của người nuôi về bảo vệ môi trường, phòng trị bệnh cho cá nuôi còn thấp, bên cạnh đó do đây là vùng hải đảo nên vấn đề giao thông, thông tin liên lạc còn khó khăn và việc phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ thuật nuôi còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 69)