Các loại tài nguyên khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 61)

a) Tiềm năng vị thế

Hải Phòng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế duyên hải

Bắc bộ và trung tâm của chuỗi đô thị thuộc một vành đai, hai hành lang kinh tế:

Vành đai ven bờ tây vịnh Bắc Bộ (Hạ Long - Hải Phòng - Ninh Bình), hành lang Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc) và hành lang Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh (Trung Quốc).

Quần đảo Cát Bà chiếm vị thế và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển của Hải Phòng. Vị thế quan trọng của Cát Bà còn được thể hiện trong việc bảo vệ an ninh tổ quốc, nằm gần các tuyến hàng hải khu vực và có khả năng bao quát một vùng biển rộng lớn.

Vị thế của Cát Bà còn được thể hiện trong tiềm năng liên kết với các trung tâm kinh tế ven biển, nối các tuyến đường biển với hệ thống giao thông đường bộ trên đất liền, làm thành cầu nối chuyển giao hàng hóa giữa đất liền với các hoạt động kinh tế trên biển.

Quần đảo đá vôi karst Cát Bà có cảnh quan độc đáo, giàu tiềm năng bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch biển - đảo với các hình thức đa dạng và hấp dẫn đã tạo ra cho thành phố thế mạnh phát triển kinh tế biển. Quần đảo Cát Bà cũng được xác định là trung tâm du lịch và nghề cá của cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng.

b) Tài nguyên nhân văn

Người dân Cát Bà với lịch sử giữ đất, giữ đảo đã để lại nơi đây nhiều vết tích có giá trị lịch sử hào hùng. Những cái tên như cát Phù Long, núi Đầu Voi, sông Phượng,… cũng ra đời từ những chứng tích ấy.

Môi trường thiên nhiên của Cát Bà là cái nôi của người Việt cổ xưa. Con người Cát Bà gắn liền với 77 địa điểm khảo cổ, trong đó Di chỉ Cái Bèo là điển hình nhất. Di chỉ Cái Bèo nằm trên bờ vụng biển nhỏ Cái Bèo thuộc địa phận xã Hải Đông, nay là thị trấn Cát Bà (Hải Phòng). Diện tích của toàn bộ di chỉ rộng tới hàng

57

nghìn m2. Có thể nói Cái Bèo là một trong số những di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất trong khu vực ven biển, hải đảo của miền Đông bắc Việt Nam. Về mặt không gian, nó nằm trên bờ vịnh của hòn đảo Cát Bà lớn nhất bờ Tây vịnh Bắc Bộ và đối mặt với biển khơi, là một trong những đầu mối giao lưu văn hoá của toàn bộ vùng Bắc Bộ với nam Trung Quốc và với Đông Á. Về mặt thời gian, giống như văn hoá Đa Bút, Cái Bèo là dấu gạch nối, là khâu trung gian, là một mắt xích nối liền hai thời đại: tiền sử và sơ sử của khu vực.

Văn hóa của người dân huyện đảo Cát Bà phong phú và đa dạng bởi người dân định cư trên đảo “đa nguồn”, là cộng đồng những người sống bằng nghề biển vùng duyên hải. Hàng năm có nhiều lễ hội lớn diễn ra như lễ hội đưa thuyền rồng trên biển, lễ tế thần biển vào ngày 21 tháng giêng, gần đây Cát Bà kỷ niệm Ngày nghề cá Việt Nam vào 1 tháng 4 hàng năm nơi Bác Hồ đã về thăm bà con ngư dân vào năm 1959,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)