Tình hình chung trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 28)

Trong hơn 20 năm qua toàn thế giới đã nỗ lực thực hiện phát triển bền vững, nhưng trên thực tế kết quả đạt được lại “không thật sự bền vững”. Vì vậy tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Môi trường và Phát triển (Rio+20, tháng 6 năm 2012) các quốc gia đã cùng nhau xác định 6 nhóm vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy

phát triển bền vững Trái đất: tăng trưởng xanh, nguồn vốn thiên nhiên, đại dương, đô thị xanh, cảnh quan và năng lượng bền vững. Xây dựng nền kinh tế xanh là vấn

đề mang tính chất toàn cầu và khá mới mẻ [11].

Năm 2009, UNEP đã thống kê và tính toán thực tế đã đầu tư cho kinh tế xanh, theo đó Cộng đồng Châu Âu và Bắc Mỹ đã đầu tư vào xây dựng các tòa nhà xanh và tạo ra được khoảng 2 - 3,5 triệu việc làm, Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo đã tạo ra khoảng 10 triệu việc làm. Đối với các nước đang phát triển, theo đánh giá của WB nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho kinh tế

24

xanh như các ngành xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 và 100 tỷ USD cho thích ứng biến đổi khí hậu (chiếm khoảng 50% tổng vồn đầu tư vào kinh tế xanh toàn cầu) [21,25].

Ở Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã xem xét lại và chuyển đổi sang phương thức phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm. Tháng 11/2009 tổng thống Obama đưa ra mô hình tăng trưởng của Mỹ phải chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững. Ở Mỹ, hướng tiếp cận mới theo cách “kinh tế cac-bon thấp”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính luôn lấy tiêu chí hiệu quả kinh tế để thực thi chính sách, động lực thị trường để thúc đẩy đổi mới công nghệ. Thực thi bảo vệ môi trường có khoa học và kế hoạch rõ ràng chia theo giai đoạn, đầu tiên người dân phải hiểu, tiếp đến là có sự can thiệp của khoa học và cuối cùng là thực hiện theo kế hoạch đã có.

Các nước Tây Âu, xu hướng phát triển hướng tới “Nền kinh tế sạch”, “Kinh tế cac-bon thấp” và phát triển “Nền kinh tế xanh”, các nước này đã trải qua một thời kỳ dài của quá trình công nghiệp hóa. Từ năm 1970, xu hướng phát triển đã có sự thay đổi, quan điểm thân thiện với môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên thông qua chuyển đổi mô hình phát triển đầu tư vào khoa học công nghệ, xử lý ô nhiễm, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải (3R). Hiện nay đang hướng tới lộ trình thực hiện và thúc đẩy các ngành sản xuất sạch và phát triển các ngành cac-bon thấp mới hình thành, nằm trong hệ thống kinh tế toàn cầu của nhóm nước công nghiệp phát triển.

Ở nhóm các nước mới nổi lên nhờ quá trình công nghiệp hóa như Hàn Quốc, Singapore, thì mô hình phát triển của ngay từ đầu đã chú trọng tới môi trường và tiết kiệm tài nguyên, vì vậy họ đã rút ngắn khoảng cách phát triển không chỉ đạt mục tiêu kinh tế mà chú trọng tới môi trường. Hiện nay các nước này tiếp tục phát triển theo xu hướng “Tăng trưởng xanh”, “Kinh tế cac - bon thấp” và hướng tới nền kinh tế xanh.

Các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo và trình độ phát triển trung bình ở châu Á, châu Phi và châu mỹ La Tinh. Ở các nước này trình độ công nghệ thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, khai thác và xuất khẩu thô tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, sẽ bị lôi kéo vào xu thế phát triển mới. Tuy nhiên, phát triển “Kinh tế xanh” sẽ là cơ hội cho các nước này tham gia để khôi phục nguồn tài nguyên tái tạo, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ môi trường, tăng phúc lợi và giảm nghèo [30].

25

Về lý luận và thực tiễn đã cho thấy, thế giới đang có những thay đổi mới trong định hướng phát triển, nhất là sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế từ năm 2008 đến nay, đó là cấu trúc lại nền kinh tế, hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 28)