Bảo tồn nguồnvốn thiên nhiên gắn với phát triển kinh tế xanh tại quần đảo Cát Bà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 80)

đảo Cát Bà

3.5.1. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái

Với tiềm năng sẵn có về nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng, Cát Bà đã và đang trở thành trung tâm du lịch của thành phố Hải Phòng và cả nước. Đặc biệt du lịch sinh thái ở Cát Bà đã trở thành thương hiệu thu hút rất đông du khách, nhất là khách quốc tế khám phá, chinh phục thiên nhiên hoang sơ mà kỳ thú ở đảo Cát Bà. Cát Bà được thiên nhiên ưu đãi có vẻ đẹp đặc sắc để tạo cho mình thương hiệu riêng.

Thăm làng du lịch sinh thái cộng đồng nổi tiếng Việt Hải, du khách được trải nghiệm du lịch cộng đồng theo đúng nghĩa. Người dân trong xã tự cung cấp các dịch vụ du lịch, làm hướng dẫn viên giới thiệu các địa danh, tài nguyên thiên nhiên cũng như giá trị văn hóa cộng đồng. Trong xã có hàng chục hộ dân làm dịch vụ cho thuê xe đạp, dịch vụ lưu trú, xe ôm,... Người dân tự tay chế biến món ăn từ rau xanh đến đặc sản như hải sản, thịt lợn rừng, ếch,… phục vụ du khách.

Các xã như Trân Châu, Gia Luận, Xuân Đám,… địa hình vườn đồi xen kẽ trong các khu vực dân cư nên thuận lợi để triển khai mô hình du lịch sinh thái cộng đồng. Một số gia đình kết hợp cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng, khám phá vườn đồi với chế biến nhiều món ăn đặc trưng như gà Liên Minh, dưa chuột, rau xanh,… phục vụ khách du lịch. Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hiền Hào; du lịch Suối Gôi, VQG Cát Bà; hệ thống hang động,… đang là những địa chỉ được du khách quan tâm.

Đặc biệt huyện Cát Hải đang có chủ trương phát triển du lịch sinh thái cộng đồng theo hướng bền vững, tạo sản phẩm và thương hiệu du lịch, đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, người dân có nguồn thu trực tiếp từ dịch vụ thì lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn thiên nhiên, văn hoá được nâng cao.

phương và khu vực

- Quần đảo Cát Bà được xác định là trung tâm du lịch và nghề cá của cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng.

- Kết luận số 72 của Bộ Chính trị (2013) đã yêu cầu xây dựng Hải Phòng trở thành một “Thành phố Cảng xanh” ở nước ta, trong đó Cát Bà là một trong những “điểm nhấn” tiềm năng.

Sức ép từ săn bắt, khai thác trái phép NTTS không tuân thủ quy hoạch khoa học Dịch vụ hậu cần nghề cá:

Nguy cơ khai thác quá mức và khai thác huỷ diệt

76

Tuy nhiên, Cát Bà vẫn còn đang phải đối mặt với không ít khó khăn trước mắt và lâu dài để phát triển bền vững và khai thác hết tiềm năng du lịch. Đó là:

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật văn hoá chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách vào những ngày cao điểm. Du lịch mang tính mùa vụ nên giá cả phòng nghỉ và dịch vụ ăn uống thiếu ổn định. Tiềm năng về danh lam, thắng cảnh và môi trường sinh thái của Cát Bà rất đa dạng và phong phú song chưa được đầu tư đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu của du khách hoặc nhỏ lẻ chưa có quy mô đủ tầm.

- Cơ sở hạ tầng về giao thông và phương tiện vận chuyển khách có sự phát triển về số lượng và chất lượng, tuy nhiên đường từ Hải Phòng ra bến phà Đình Vũ vận hành chậm gây bức xúc cho du khách. Vào những ngày cao điểm cả hai tuyến phà Đình Vũ - Cát Hải - Cát Bà và Gia Luận - Tuần Châu không đáp ứng được nhu cầu.

- Vấn đề cần quan tâm đối với khu du lịch Cát Bà là vệ sinh môi trường, tình trạng xả nước thải tự do của các nhà hàng nổi và bè nuôi thủy sản trên các vịnh Cát Bà, cần phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, nhất là xả thải trực tiếp xuống biển.

- Việc đầu tư cho du lịch Cát Bà còn nhiều hạn chế cả về đầu tư cơ sở vật chất và đầu tư cho con người. Cát Bà chưa có một chiến lược, quy hoạch một cách khoa học để phát triển du lịch của vùng đất đầy tiềm năng mặc dù huyện đã xác định du lịch giữ vai trò mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 80)