Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 32)

Các nghiên cứu gần đây [25,26,27] đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam tham khảo khi phát triển kinh tế xanh và tăng truwỏng xanh, cũng như bảo toàn nguồn vốn thiên nhiên. Cụ thể là:

Một là: thiết lập hệ thống các chính sách khuyến khích, thúc đẩy và ưu tiên

phát triển kinh tế xanh trên toàn quốc. Phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam là một quá trình dài do vậy Đảng và Chính phủ phải nắm vai trò chủ chốt trong việc áp dụng các phương pháp xanh hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Các chính sách đưa ra cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh một cách ổn định và lâu dài. Hai là: chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bài bản, có

chất lượng để bắt kịp với nhu cầu đổi mới. Là một nước thiên nhiên nhiệt đới, giàu đa dạng sinh học, cho nên nguồn vốn sinh thái của nước ta khá lớn phải đầu tư công nghệ và có chính sách bảo toàn.

Ba là: vấn đề phát triển và sử dụng nguồn năng lượng xanh là điều hết sức cần

thiết và cần được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay trong đời sống sản xuất và sinh hoạt năng lượng tái tạo không thể thay thế hoàn toàn cho nguồn năng lượng hóa thạch vì đó là một lĩnh vực mới và còn nhiều hạn chế.

28

Bốn là: phát triển nông nghiệp xanh là hướng đi tích cực và giàu tiềm năng

cho Việt Nam. Là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, sản phẩm đa dạng có chất lượng tốt, nằm trong khu vực châu Á phát triển năng động, tài nguyên phong phú, khí hậu nhiệt đới đặc trưng, chính trị ổn định, Việt Nam có nhiều cơ hội và lợi thế để phát triển nông nghiệp xanh để sản xuất các nông sản đặc trưng.

Năm là: Chính phủ cần nghiên cứu các biện pháp phát triển kinh tế lâu dài,

tránh lợi ích trước mắt. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, thủy điện đã tàn phá nặng nề môi trường sinh thái xung quanh và có nguy cơ gây ra thảm họa lớn khi vỡ đập thủy điện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 32)