Bảo tồn thiên nhiên? .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 83)

phát triển nghề cá và du lịch sinh thái biển bền vững, bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản, nguồn giống hải sản tự nhiên,… đang bị giảm sút, trước mắt tái cơ cấu kinh tế thủy sản theo hướng ưu tiên đánh bắt xa bờ, duy trì đánh bắt gần bờ hợp lý, áp dụng mô hình đồng quản lý nghề cá nhỏ ven bờ trên địa bàn huyện đảo Cát Hải.

Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư ven biển và trên các đảo về kinh tế biển xanh; cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo, trên cơ sở đó giúp họ thay đổi hành vi cá nhân của cộng đồng trong cách đối xử với môi trường biển. Đồng thời đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, phát triển khoa học công nghệ biển, xây dựng kết cấu hạ tầng cho kinh tế biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ [3].

3.5.4. Mô hình phát triển giao thông xanh

Giao thông xanh được hiểu là hệ thống giao thông thân thiện với người sử dụng, tiết kiệm nhiên liệu, giảm tiếng ồn, hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ mới, sử dụng năng lượng tái tạo (pin mặt trời, xăng sinh học…), giảm thiểu phát thải khí nhà kính, thân thiện môi trường, phát triển giao thông công cộng sạch, hiệu quả, sử dụng phương tiện hợp lý, hiệu quả, an toàn,…

Đối chiếu với các tiêu chí đó, cùng với mô hình nền kinh tế xanh, gắn với phát triển bền vững Cát Bà có nhiều việc phải làm để phát triển giao thông xanh. Trước hết là mô hình phát triển giao thông xanh tiêu chuẩn về hạ tầng cần có các làn

79

đường, tuyến đường dành cho xe buýt, ô tô điện, xe đạp, người đi bộ…; đầu tư bến cảng, hệ thống an toàn hàng hải, có phân khu cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng, cảng hàng rời, cảng tàu khách, du lịch; Mô hình phát triển giao thông xanh liên vùng với các phương tiện như xe buýt, ô tô, tàu thủy,…; phát triển vận tải thủy nội địa, nâng cao năng lực vận tải hàng hóa,…

3.5.5. Giải pháp thực hiện

a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị sinh thái, vai trò của việc phát triển nền kinh tế xanh ở huyện đảo

Huyện đảo nằm ở vị trí tuyến trong của đất nước, phát triển dân số và để cho định cư trên đảo là vấn để cần được đặc biệt xem trọng. Cần phải duy trì một lượng dân nhất định để tạo cơ sở xã hội và pháp lý cho việc xác định lãnh thổ, khẳng định chủ quyền biển đảo. Năm 2011 dân số trên quần đảo Cát Bà là 16.566 người, đây là nguồn nhân lực quan trọng, đồng thời cũng là sự gia tăng sức ép về vấn đề đất, nước, việc làm, về cơ sở hạ tầng xã hội. Vấn đề cấp bách đạt ra cho huyện đảo là việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số.

Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của biển, rừng với huyện đảo, nâng cao nhận thức của người dân về việc phát triển nền kinh tế xanh. Đầu tư cho việc nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, khai thác thủy hải sản, thay đổi phương thức canh tác, khai thác cũ không còn phù hợp bằng các phương pháp khoa học và phù hợp hơn. Đào tạo đội ngũ cán bộ thích hợp cho sự phát triển ngành du lịch.

Vấn đề rác thải trên đảo cần phải giải quyết dựa trên mô hình cộng đồng. Mỗi gia đình cần phải nhận thức được sự cần thiết phải phân loại rác tại nguồn và có biện pháp giảm thiểu như: ủ phân compost, đốt,... đối với rác thải hữu cơ, sử dụng để san lấp đối với rác thải rắn không phân hủy được như vật liệu xây dựng, hạn chế việc gây ra rác thải như không sử dụng túi nilon…

Mỗi người dân trên đảo cần phải tự ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội và phát triển lâu dài.

b) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ dân trí cho người dân, đặc biệt là nâng cao trình độ, nhận thức về vai trò của phát triển kinh tế xanh hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường là rất quan trọng.

80

Đầu tư cho việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thay đổi phương thức và tập quán canh tác cũ bằng phương thức canh tác khoa học. Tăng cường trình độ khoa học, kỹ thuật của ngư dân trong việc đánh bắt thủy hải sản, hạn chế các phương pháp đánh bắt hủy diệt,…

c) Quy hoạch định hướng kinh tế xanh

Cần rà soát lại quy hoạch phát tiển kinh tế đảo, trong đó có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản là tối quan trọng, tiếp đến là quy hoạch phát triển các ngành kinh tế theo hướng bền vững, giảm áp lực đến các hệ sinh thái biển và trên đảo, đảm bảo sử dụng bền vững nguồn vốn thiên nhiên và hiệu quả đó chính là kinh tế xanh.

Cần quy hoạch trên đảo và xung quanh theo hướng quản lý tổng hợp, tránh xung đột lợi ích giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội. Các quy hoạch trên đảo cần phải nằm trong quy hoạch chung của thành phố Hải Phòng. Giữa tháng 12 năm 2014, thành phố Hải Phòng đã tiến hành hội thảo trao đổi định hướng quy hoạch xây dựng Thành phố cảng xanh, trong đó có phần kinh tế biển xanh [10b].

d) Tăng cường thể chế chính sách

Hải Phòng đã quyết liệt hành động để hướng tới nền kinh tế xanh. Vấn đề này được quán triệt một cách sâu rộng tới tất cả ngành, cấp, doanh nghiệp, người dân, tạo ra chuyển biến quan trọng về nhận thức và thôi thúc mỗi tổ chức, mỗi cá nhân bằng những việc làm cụ thể, dù là nhỏ nhất, vì một Thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại.

Cần xem xét mối quan hệ kinh tế - xã hội của quần đảo Cát Bà với kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng. Trước hết cần phải xây dựng các cơ chế chính sách phát triển kinh tế quần đảo theo hướng phát triển nền kinh tế xanh, bền vững và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển đảo thành phố Hải Phòng.

Cần xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng để thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước phù hợp với mục tiêu phát triển của quần đảo. Cần có những chính sách kiên quyết xử lý đối với những hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, vi phạm trong khu bảo tồn, khai thác trái phép tài nguyên, sử dụng các phương thức khai thác hủy diệt,…

Về thể chế cần tiếp tục đẩy mạnh và kiện toàn bộ máy hành chính các cấp, đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chính sách đã đề ra.

81

e) Tài chính

Nguồn tài chính để thực hiện các định hướng phát triển bao gồm:

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: nguồn vốn này hàng năm được cấp về địa phương và địa phương cần có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, tránh lãng phí và sử dụng không hiệu quả.

Nguồn vốn từ việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: có nhiều tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, các ngân hàng đa quốc gia, các tổ chức môi trường, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (Quỹ môi trường toàn cầu GEF, UNEP, IUCN,…) thường hỗ trợ không hoàn lại cho các dự án phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Nguồn vốn từ các chương trình hợp tác song phương Việt Nam và nước ngoài tạo ra các nguồn vốn đối ứng. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, dịch vụ và du lịch tại Cát Bà từ các công ty, tổ chức cá nhân trong nước, và nguồn vốn từ việc thu phí tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng,… – nguồn “tài chính xanh” cần phát huy thời gian tới.

f) Tăng cường nghiên cứu khoa học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường nghiên cứu hoa học nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn các giá trị đặc hữu, quí hiếm,… về tài nguyên thiên nhiên. Thông qua các nghiên cứu khảo sát để có thể có cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế, các bãi đẻ, các khu nuôi thủy sản,… từ đó có các biện pháp phát triển và quản lý hữu hiệu hơn.

Cần nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển dịch vụ cao cấp như khu nghỉ dưỡng, dịch vụ cung ứng,… trước khi đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước.

g) Tăng cường hợp tác quốc tế

Các hình thức hợp tác quốc tế có thể thông qua thành phố Hải Phòng, thông qua các chương trình của Nhà nước,… việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm các mục đích sau:

- Quảng bá hình ảnh Cát Bà đến bạn bè quốc tế nhằm thu hút khách du lịch, tìm cơ hội thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

- Kết nối và vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến trên thế giới một cách hiệu quả vào quá trình phát triển của quần đảo Cát Bà.

- Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, học tập, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý.

- Hỗ trợ tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khẳng định chủ quyền quốc gia, chủ quyền vùng biển và lãnh thổ Việt Nam,…

82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Từ những nghiên cứu trên, học viên rút ra một số kết luận sau:

- Cát Bà là quần đảo đá vôi lớn ở Việt Nam có nhiều giá trị toàn cầu, đặc hữu, tạo cơ sở tài nguyên thiên nhiên cho tăng trưởng xanh với các ngành nghề kinh tế - dịch vụ xanh ở Hải Phòng.

- Quần đảo Cát Bà được thiên nhiên ưu đãi, có điều kiện tự nhiên, địa hình đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có nguồn vốn thiên nhiên phong phú, mức độ đa dạng sinh học cao có khoảng 3.860 loài thực vật, động vật, kể cả trên cạn và dưới biển (khu hệ sinh vật trên cạn 2.154 loài chiếm 55,6% tổng số loài, khu hệ sinh vật biển 1.695 loài, chiếm 44,2 %, cá nước ngọt có 11 loài chiếm 0,2 %), đặc biệt là các HST rừng với 6 HST tiêu biểu cho loại hình đảo đá vôi ven biển, biển cùng với các nguồn lợi lâu dài do chúng đem lại.

- Cát Bà chiếm vị trí và có vị thế đặc biệt, có vị trí chiến lược quan trọng trên bình đồ trong nước và khu vực, nằm ở phía đông nam của thành phố, huyện đảo Cát Hải có một vị trí trọng yếu về quốc phòng - an ninh trong thế trận phòng thủ của thành phố và cả nước, có vị trí địa quân sự, kinh tế hết sức quan trọng, với những tiềm năng, lợi thế sẵn có về kinh tế biển, du lịch, thuỷ sản và có đầy đủ điều kiện trở thành trung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia và quốc tế; khu vực đảo Cát Hải trở thành trung tâm dịch vụ cảng biển của khu vực phía Bắc

- Hiện nay quần đảo Cát Bà đang phải đối mặt với nhiều sức ép, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, sức ép từ dân số, việc cung cấp nước sạch và điện cho người dân trên đảo còn nhiều khó khăn, bão và sương mù,... Các HST biển, ven biển và trên đảo đang có nguy cơ bị tàn phá, cần phải có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì sự phát triển của nguồn lợi hải sản, bảo tồn các hệ sinh thái, phát triển kinh tế bền vững,…

- Từ những phân tích, đánh giá về nguồn vốn thiên nhiên, điều kiện thuận lợi và các thách thức mà Cát Bà phải đối mặt, luận văn đã đưa ra một số hướng sử dụng và bảo tồn vốn thiên nhiên cho phát triển kinh tế xanh ở quần đảo Cát Bà: (i) Tập trung phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái (trong đó có du lịch lặn - diving tourism); (ii) Phát triển nghề cá bền vững (bao gồm đánh bắt, nuôi trồng và phát triển nghề cá giải trí); (iii) Phát triển kinh tế biển - đảo xanh theo hướng ưu tiên kinh tế bảo tồn (conservation-based economy); (iv) Mô hình phát triển giao thông xanh.

83 2. Kiến nghị:

- Cần rà soát lại phát triển kinh tế đảo Cát Bà, trong đó quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch quản lý không gian là điều quan trọng, tiến tới quy hoạch phát triển các ngành kinh tế theo hướng bền vững nhằm giảm áp lực lên các HST biển và trên đảo - đó chính là kinh tế xanh.

- Cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp chuyển dần định hướng phát triển kinh tế - xã hội quần đảo Cát Bà theo hướng kinh tế xanh.

- Các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần nhìn nhận, đánh giá vấn đề này một cách toàn diện và lâu dài để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Bảo toàn vốn tự nhiên phục vụ phát tiển kinh tế xanh ở Cát Bà phải được phân loại, đánh giá và quy đổi thành tiền, xây dựng cơ sở dữ liệu và từng bước xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn thiên nhiên cho phát triển bền vững theo các lộ trình kế hoạch.

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Đức An (2008), Hệ thống đảo ven bờ việt nam tài nguyên và phát triển,

Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. Trang 99.

2. CHXHCN Việt Nam (2013), Hồ sơ đề cử Di sản vào danh sách Di sản thế giới – Di sản Quần đảo Cát Bà, Lưu trữ tại UBND Thành phố Hải Phòng.

3. Chính phủ Việt Nam (2011), Phát triển bền vững biển Đông Á: Chiến lược và kế hoạch hành động cho Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Dự thảo lưu trữ

tại Tổng cục biển và Hải đảo Việt Nam, Hà Nội.

4. Chính phủ Việt Nam (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg 25 /9/ 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, lưu trữ tại Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.

5. Chính phủ Việt Nam (2013), Quyết định số 1570/QD-TTg ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, lưu trữ tại Văn phòng Chính phủ, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Chính phủ Việt Nam (2013), Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ‘‘Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020’’, lưu trữ

tại Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.

7. Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2014), Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014,Văn bản số 119/BC-CTK, 2014, lưu tại Cục thống

kê Hải Phòng.

8. IUCN (2013), Đầu tư cho hệ sinh thái vùng bờ biển: Tài liệu hướng dẫn cho các nhà báo về vai trò của các hệ sinh thái vùng bờ, lưu trữ tại IUCN Hà

Nội.

9. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hải Phòng (2013), Tài liệu hội thảo

về “Khai thác vùng cửa sông ven biển Hải Phòng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố - những di biến động tự nhiên, môi trường trong tương lai”, lưu tại Hội bảo vệ Môi trường Hải Phòng.

10.(a) Nguyễn Chu Hồi (2014), Kinh tế biển xanh: Lý luận và thực tiễn đối với Hải Phòng, tạp chí Hàng Hải, số 7/2014, trang 32-35, Hà Nội.

(b) Nguyễn Chu Hồi (2014), Một số gợi ý về quy hoạch không gian biển Hải Phòng phục vụ xây dựng thành phố cảng xanh. Tài liệu hội thảo về Rà soát

quy hoạch thành phố Hải Phòng theo hướng xây dựng “Thành phố cảng xanh”, Hải Phòng tháng 12 năm 2014.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 83)