Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 39)

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành khảo sát thực địa nhằm thu thập các dữ liệu thực tế phục vụ quá trình nghiên cứu.Ngoài thực địa, học viên đã tiến hành quan sát thực tế, đã tham vấn cộng đồng, tìm hiểu (ghi chép) thông tin liên quan từ những người dân có kinh nghiệm, du khách và sử dụng các bảng hỏi để điều tra về các nội dung xác định trước theo từng đối tượng cụ thể. Phương pháp này đã được thực hiện trong các chuyến điều tra về các nội dung sau:

- Khảo sát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: các đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu.

- Khảo sát các hoạt động kinh tế - xã hội: dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản…

- Khảo sát khu vực quần đảo Cát Bà: đánh giá sơ bộ nguồn vốn thiên nhiên tại Cát Bà (số lượng, diện tích phân bố,…). Đánh giá một số điểm mạh, điểm yếu, cơ

35

hội và thách thức mà Cát Bà gặp phải trong quá trình phát triển nền kinh tế xanh. Trên cơ sở đó kết hợp với các tài liệu mà học viên đã thu thấp từ trước để đưa ra đề suất những hướng phát triển kinh tế xanh tại quần đảo Cát Bà.

Luận văn đã đã xây dựng 2 loại mẫu phiếu điều tra dành cho các hộ gia đình và cán bộ Ủy ban nhân dân (xem phụ lục). Quá trình điều tra khảo sát thực địa diễn ra trong 7 ngày từ ngày 23/08/2014 đến ngày 29/08/2014 học viên đã tiến hành phỏng vấn 80 hộ dân và 6 Ủy ban nhân dân xã và thị trấn ở quần đảo Cát Bà

2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, bên cạnh việc thực hiện hướng dẫn của thầy, cô giáo và tham khảo ý kiến của cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Cát Hải, học viên còn lấy ý kiến của các cán bộ trực tiếp quản lý quần đảo Cát Bà, tham khảo ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực phát triển kinh tế xanh,… Mặt khác, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn khá rộng và vấn đề nghiên cứu lại khá mới, do đó đây là phương pháp phù hợp để củng cố kết quả nghiên cứu và các đánh giá, nhận định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 39)