Phương pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 41)

Phân tích SWOT là một phương pháp phát triển chiến lược được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với một dự án hay hoạt động kinh doanh.

Để tiến hành một phân tích SWOT, chúng ta liệt kê một loạt câu hỏi và trả lời từng câu một trong mỗi phần Ưu điểm (Strengths), Khuyết điểm (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats). Phân tích này bao gồm việc xác định mục tiêu của dự án, trong trường hợp này là phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh tại Cát Bà và xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc thực hiện mục tiêu.

Luận văn áp dụng phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm đánh giá tổng quát vai trò các nguồn vốn thiên nhiên, xác định vị thế của quần đảo Cát Bà, từ đó xây dựng, đề xuất các hướng bảo toàn nguồn vốn thiên nhiên và phát triển bền vững quần đảo Cát Bà.

37

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá nguồn vốn thiên nhiên tại quần đảo Cát Bà

Theo Hồ sơ đề cử Cát Bà vào danh sách Di sản thế giới [2], quần đảo Cát Bà có nguồn vốn thiên nhiên rất phong phú và đa dạng với các hệ sinh thái điển hình, nhiều loài động thực vật trên cạn và dưới biển, nhiều loài đặc hữu,…

3.1.1. Các hệ sinh thái tiêu biểu ở quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà là nơi hội tụ của nhiều HST khác nhau, nơi có 6 HST tiêu biểu cho loại hình đảo đá vôi và ven biển nhiệt đới.

3.1.1.1. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới chiếm phần chính của Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà, chiếm diện tích lớn (khoảng 15.067 ha). Ở đây có khu vực rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở Cát Bà với diện tích khoảng 1.045,2 ha và còn giữ được trạng thái tự nhiên. Tại đây có hồ Ao Ếch diện tích 3 ha với rừng bao quanh, là nơi có nhiều loài thú quý hiếm sinh sống như Sơn dương, Khỉ vàng, Vọoc Đầu trắng. Rừng cây gỗ quý Kim Giao bao bọc xung quanh đỉnh Ngự Lâm cao nhất thuộc VQG Cát Bà.

Đa dạng sinh học của HST này cao với 1.561 loài thực vật bậc cao thuộc 842 chi và 186 họ, trên 200 loài động vật trên cạn trong đó lớp thú có 53 loài, lớp chim có 155 loài, lớp bò sát có 45 loài và lớp ếch nhái có 21 loài. Sự phân bố của chúng không đồng đều chủ yếu tập trung ở các thung, áng nằm xa dân cư như Re Bờ Đá, Nước Lụt, Man Đớp,…

3.1.1.2. Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Vùng cửa sông ven biển là môi trường thuận lợi cho thực vật ngập mặn phát triển, tạo thành HST rừng ngập mặn (RNM). Hệ sinh thái RNM là nguồn tài nguyên quý giá của vùng ven biển nhiệt đới nói chung và vùng ven biển Cát Bà của Hải Phòng nói riêng.

Rừng ngập mặn có giá trị đa dạng sinh học cao và do địa hình của Cát Bà rất đa dạng, phức tạp đã quyết định đến sự phân bố của thực vật ngập mặn và đã tạo nên những cảnh quan rất đặc thù và hấp dẫn của vùng biển Cát Bà.

38

Hình 3.1. Rừng ngập mặn ven biển xã Xuân Đám, Cát Bà

Trong HST rừng ngập mặn có 31 loài thực vật ngập mặn, khoảng 90 loài cá, trong đó cá đối chiếm tỷ lệ cao, ngoài ra còn có cá bống, cá sơn, cá căng, cá hói. HST RNM là nơi cư trú, làm tổ hoặc là nơi kiếm mồi của các loài chim, đặc biệt nhóm chim biển: Hải âu, Cốc biển, Mòng biển, Vịt biển, Nhạn,… thường theo thuỷ triều đến kiếm ăn ở thảm thực vật ngập mặn. Nhóm chim trên đảo có Cò đen ẩn náu ở các bụi cây ngập mặn để săn bắt các loài sinh vật vùng triều. Nhóm chim ven bờ: Choi choi biển, Chắt bụng vàng, Cà kheo. Nhóm chim di cư: Cò trắng, Mòng biển,… Ngoài ra còn có các loài rong, cỏ biển sống bám trên các mảnh vỏ sinh vật, bám trên các gốc cây ngập mặn và trên nền đáy cứng hoặc cát bùn.

3.1.1.3. Hệ sinh thái vùng triều

Bao gồm môi trường sống và các loài sinh vật sống trong khu vực từ cao triều đến vùng thấp triều (vùng gian triều – intertidal zone). Có 3 dạng sinh cảnh chính ở đây là: các bãi cát, vùng triều rạn đá, vùng triều hỗn hợp. Trên vùng triều có hai dạng sinh vật chiếm ưu thế là động vật đáy và rong, cỏ biển. Ngoài ra còn có các nhóm động vật khác gồm: Rắn biển, Đồi mồi, Rùa da …

3.1.1.4. Hệ sinh thái rạn san hô

Tổng diện tích phân bố các rạn san hô (RSH) khu vực Cát Bà chiếm diện tích khoảng 1.500 ha, thường phân bố trong khoảng độ sâu 0,7m - 10,0m. Trong các nhóm san hô, san hô cứng đóng vai trò quan trọng tạo nên RSH, các nhóm khác ít có vai trò tạo rạn hơn hoặc không có, phần lớn chỉ tham gia với tư cách là thành viên quần xã sinh vật RSH.

San hô được chia thành 2 nhóm: nhóm san hô tạo rạn và nhóm san hô không tạo rạn. Sự khác biệt chủ yếu là nhóm san hô tạo rạn có tảo cộng sinh nằm trong mô mềm của san hô với mật độ cao, khoảng 1 triệu tế bào/cm2. Do có tảo cộng sinh nên

39

san hô tạo rạn chỉ phân bố ở vùng biển nông để bảo đảm ánh sáng cho tảo cộng sinh hoạt động. Các san hô thuộc nhóm không tạo rạn có thể phân bố ở biển sâu không cần ánh sáng.

Cấu trúc thành phần nhóm san hô: ở vùng biển Cát Bà – Long Châu có khoảng 177 loài thuộc lớp san hô. Trong đó bộ san hô cứng Scleractinia 166 loài, thuộc 15 họ và 11 loài san hô khác thuộc các bộ san hô bò Stolonifera, san hô mềm Alcyonaria, san hô sừng Gorgonacea. Ở Cát Bà – Long Châu, nhóm san hô dạng khối phong phú hơn, họ Faviidae có thành phần giống loài nhiều hơn họ Acroporidae.

Phân bố RSH: Rạn san hô là các thực thể tự nhiên dưới đáy biển có nguồn gốc sinh vật, trong đó quan trọng nhất là san hô tạo rạn và rong san hô. Hai nhóm sinh vật này tạo nên phần nền của RSH. Các loài san hô tạo rạn luôn luôn đòi hỏi môi trường sống ổn định với điều kiện nhiệt độ thích ứng là 16 - 360C (tối ưu là 25 - 300C), nước trong sạch, đáy cứng. Vì thế, các RSH chỉ phân bố ở vùng nước nông nhiệt đới, xa các vùng cửa sông có nước đục và độ muối thấp.

Sự phân bố mặt rộng của san hô phụ thuộc vào độ muối của nước biển. Giới hạn gần đất liền nhất còn có thể tìm thấy có san hô phân bố là Hòn Cát Ông ở phía nam đảo Cát Bà, một số vùng có RSH tốt là Áng Thảm, Cát Dứa, Mũi Hồng, Ba Trái Đào (đông nam Cát Bà).

Sự phân bố theo độ sâu của san hô phụ thuộc chủ yếu vào độ trong của nước biển, địa hình và chất đáy. Khu vực Cát Bà thuộc vùng nước nông ven bờ, chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ lục địa nên độ trong của nước kém, nhất là về mùa mưa, đáy có nhiều bùn, hạn chế khả năng vươn xuống sâu của các loài san hô tạo rạn. Độ sâu phổ biến rạn đạt tới là 5-6m, tối đa không quá 10m. Các rạn có chiều rộng phổ biến là 30-50m, rộng nhất không quá 100m từ mép đảo. Về cấu trúc, rạn tồn tại ở 2 dạng: rạn viền bờ điển hình có ở các cung lõm các đảo và rạn không điển hình có ở ven lạch triều hẹp, ven mũi nhô nơi có dòng chảy mạnh.

3.1.1.5. Hệ sinh thái đáy mềm

Bao gồm phần đáy biển rộng lớn cùng với các thuỷ vực “nước bao quanh phần đáy biển”. Bốn nhóm sinh vật điển hình cho HST này là động vật đáy mềm, thực vật phù du, động vật phù du, cá biển.

3.1.1.6. Hệ sinh thái hồ nước mặn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là các dạng sinh cảnh rất đặc thù cho vùng đá vôi kaster ở Cát Bà mà các nơi khác không thể có được. Hiện nay, trên toàn thế giới còn tồn tại 200 hồ nước mặn

40

và được coi là HST quý hiếm và đặc hữu. Riêng Việt Nam, đã xác định được 26 hồ tại Cát Bà gồm: Mê Cung, Bù Xám, Áng Dù I, Áng Dù II, Hồ Ba Hầm, Áng Vẹm, Áng Thảm, Áng Luồn,... Trong đó Áng Dù I, Mê Cung, Bù Xám là áng hoàn toàn khép kín không thông ra ngoài, các áng khác ít nhiều đều có cửa mở thông ra vùng biển xung quanh.

Hình 3.2: Hồ nước mặn Áng Vẹm, Cát Bà

3.1.2. Thảm thực vật

Tổng diện tích đất đai có các thảm thực vật rừng, núi đá trọc, đất nông nghiệp, đất dân cư, đất chuyên dùng, đất mặt nước và đất chưa sử dụng khác là 29.994,9 ha. Trong đó có 18.012 ha là đất có thảm thực vật bao phủ, chiếm 60,05 % tổng diện tích tự nhiên và có 10 kiểu thảm thực vật phân bố ở Cát Bà.

a) Thảm rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Diện tích 1.045,2 ha, chiếm 5,80% tổng diện tích đất thảm thực vật rừng và 3,48 % tổng diện tích đất tự nhiên của Cát Bà. Kiểu rừng này phân bố thành thảm tương đối lớn và tập trung ở các độ cao dưới 300m tại khu vực trung tâm VQG Cát Bà. Phần lớn diện tích nằm về phía tây bắc xã Trân Châu (chiếm 43,6% tổng diện tích của kiểu rừng này), một phần nằm về phía nam xã Gia Luận, phía đông xã Phù Long còn lại là nằm ở phía tây của xã Việt Hải.

Sự phân bố cây thường không đều, độ tán che trung bình khoảng 0,7m. Thực vật chiếm ưu thế là các loài cây lá rộng thường xanh thuộc các họ như họ Dẻ, họ Dâu tằm, họ Đậu, họ Re, họ Mộc Lan,... Ngoài ra, thực vật ngoại tầng cũng rất phong phú với nhiều loài thân thảo, thân bò, leo chằng chịt làm tăng thêm sự rậm rạp của kiểu rừng này.

41

b) Thảm rừng thứ sinh nghèo lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi

Có diện tích 4.900,2 ha, chiếm 27,21 % diện tích đất thảm thực vật rừng và 16,34 % tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là kiểu rừng khá phổ biến, phân bố thành từng mảng tương đối lớn, rải rác ở độ cao từ 100m - 300m, tập trung nhiều ở các xã Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải, Xuân Đám, ngoài ra có một số diện tích ở xã Hiền Hào, khu vực giáp ranh với VQG.

Thành phần thực vật tạo rừng gồm: Nghiến, Tri, Mậy Tèo, Lát hoa, Đinh…

c) Thảm rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi trên núi đá vôi

Rừng phục hồi có diện tích là 8,1 ha chiếm 0,04% diện tích rừng và 0,03% diện tích đất tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở hai xã Trân Châu và Gia Luận và một phần nhỏ ở các xã: Hiền Hào, Xuân Đám, Việt Hải. Chiều cao cây gỗ trong trung bình khoảng 8-15m, đường kính 15-20cm, độ tán che trung bình 50 - 60%.

d) Thảm rừng ngập mặn

Thảm rừng ngập mặn có diện tích 650 ha, chiếm 3,21% đất thảm thực vật rừng và 2,11 % đất tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ở xã Phù Long. Ngoài ra, còn một số nhỏ diện tích phân bố ở các khe, vũng ven biển thuộc xã Gia Luận (55,8 ha).

Rừng ngập mặn có tác động hữu ích đến môi trường xung quanh, đây là nơi cung cấp nhiều loại thuỷ sản quan trọng cho con người, bảo vệ đất chống xói lở, tạo điều kiện tốt để bồi lắng phù sa, làm giảm nhẹ thiên tai, bão lụt.

e) Thảm rừng trồng

Có diện tích 506,7 ha, chiếm xấp xỉ 1,19% diện tích đất thảm thực vật rừng và 1,18% diện tích đất. Rừng trồng đa số là Thông, tập trung nhiều ở xã Trân Châu, xã Xuân Đám, xã Hiền Hào và xã Gia Luận.

h) Thảm rừng cây ngập nước thung núi đá vôi

Diện tích 3,6 ha trong khu Ao Ếch, chiếm 0,02% diện tích rừng và 0,01% đất tự nhiên. Tại đây còn có một kiểu quần hợp đặc biệt của loài cây Và nước thuộc họ Liễu. Thảm cây Và nước có mật độ cây lớn, đạt trên 1.000cây/ha, đường kính trung bình 18 - 20cm, chiều cao khoảng 12 - 15m. Thảm Và nước gần như nguyên sinh, có diện tích 3,6 ha, chứa đựng một nguồn gen loài thực vật độc đáo.

i) Thảm cỏ, cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi

Thảm này có diện tích 8.016,7 ha, chiếm 44,51% diện tích đất thảm thực vật rừng và 26,73 % diện tích đất tự nhiên của Cát Bà. Thực vật gồm chủ yếu các loài cây gỗ, có khả năng chịu gió mạnh, chịu hạn và chịu nhiệt độ cao như: Ô rô, Ruối, Mạy tèo, Thị đá, Táu ruối… Độ che phủ trung bình khoảng 50% - 60%, đây là nơi

42

sinh sống của các loài động vật quý hiếm trong khu vực như Voọc Đầu trắng, Khỉ vàng, Sơn dương, Trăn đất...

k) Thảm cỏ, cây bụi, cây tái sinh trên núi đất

Thảm cỏ cây bụi, cây tái sinh trên núi đất có diện tích 506,7 ha, chiếm 2,81% tổng diện tích đất thảm thực vật rừng và 1,69 % đất tự nhiên. Thảm cỏ, cây tái sinh trên núi đất có mật độ khá dày, loại đất này có thể khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên để tạo thành rừng.

l) Núi đá trọc có cây bụi bao phủ

Núi đá trọc có 2.502 ha không cây hoặc rất ít cây, chiếm 13,89 % diện tích đất rừng và 8,34% diện tích đất tự nhiên. Phân bố chủ yếu trên các đỉnh, hoặc các phiến đá lớn xương xẩu, các loài thực vật đa số không tồn tại lâu dài, chỉ có một số ít cây bụi, cây cỏ mọc nhưng thưa thớt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

m) Thảm rừng thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy

Rừng tre nứa chỉ chiếm một diện tích nhỏ 41,6 ha chiếm 0,23% diện tích đất thảm thực vật rừng và 0,14% đất tự nhiên. Phân bố chủ yếu dọc các khe suối hoặc trên các sườn núi đá vôi, phân bố nhiều ở xã Việt Hải, xã Xuân Đám, xã Hiền Hào, xã Gia Luận.

3.1.3. Đa dạng loài

Đến nay ở quần đảo Cát Bà đã phát hiện được khoảng 3.860 loài thực vật, động vật, kể cả trên cạn và dưới biển. Trong đó khu hệ sinh vật trên cạn 2.154 loài chiếm 55,6% tổng số loài, khu hệ sinh vật biển 1.695 loài, chiếm 44,2%, cá nước ngọt có 11 loài chiếm 0,2% (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Đa dạng loài sinh vật quần đảo Cát Bà

TT Tên nhóm sinh vật Số họ Số giống (Chi) Số lượng loài

1 Thực vật bậc cao 186 816 1.561 2 Nấm 44 3 Động vật có vú 18 35 53 4 Chim 47 111 155 5 Bò sát 13 37 45 6 Lưỡng cư 5 8 21 7 Cá nước ngọt 11 8 Giáp xác cạn 1 9 Côn trùng 274

43 10 Thực vật ngập mặn 24 29 31 11 Rong biển 35 56 102 12 Thực vật phù du 38 105 400 13 Động vật phù du 47 60 131 14 Động vật đáy 146 345 658 15 San hô 18 55 177 16 Cá biển 71 136 196 Tổng cộng 3.860 (Nguồn: [2]) 3.1.3.1. Khu hệ sinh vật trên cạn

a) Tài nguyên thực vật rừng

- Thành phần loài thực vật:

Vườn Quốc gia Cát Bà có 1.561 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Bảng 3.2: Thành phần thực vật ở quần đảo Cát Bà Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Thạch tùng (Lycopodiophyta) 2 3 6 Tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 16 32 63 Thông (Pinophyta) 6 13 29 Hạt kín (Angiospermae) 161 793 1.462 Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 130 660 1.231 Lớp Hành (Liliopsida) 31 133 231 Tổng số 186 842 1.561 (Nguồn: [2])

Trong số 5 ngành thực vật đã được ghi nhận thì ngành Hạt kín chiếm 93,7% tổng số loài, tiếp đến là ngành Dương xỉ, ngành Thông, ít nhất là ngành Thạch tùng và Tháp bút.

Trong thành phần thực vật hội tụ đầy đủ các yếu tố thực vật có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các cây họ Dẻ, họ Re, họ Óc chó, họ Xoan, họ Đậu,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 41)