Quy định đối với người sử dụng laođộng

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 62)

- về chất lượng: Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao (đại học hoặc tương đương), phải là những chuyên gia có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong

2.1.1.1. Quy định đối với người sử dụng laođộng

Thứ nhất, về quyền tuyển dụng lao động nước ngoài.

Các đổi tượng sau có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài:

Doanh nghiệp: Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh, thực hiện các hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì các doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc hai thành viên trở lên. Công ty cổ phần. Công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân. Nhóm công ty (công ty mẹ - con, tập đoàn kinh tế ..

2) Các nhà thầu (chính, phụ) nước ngoài nhận thầu tại Việt Nam.

3) Văn phòng đại diện, chi nhánh cùa các tố chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, đào tạo, y tế.

4) Các tô chức xã hội nghề nghiệp. 5) Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

6) Các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thể thao: Điều 54 Luật Thể dục Thể thao 2006 quy định Cơ sở thế thao là các cơ sờ được thành lập và hoạt động theo pháp luật về thể dục thể thao, ví dụ: Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao; Trung tâm hoạt động thể thao; Cơ sờ dịch vụ hoạt động thể thao; Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; Trường năng khiếu thể thao. Cơ sở giáo dục, đào tạo gồm các trường, trung tâm, cơ sở về giáo dục, đào tạo, dạy nghề được thành lập và hoạt động theo pháp luật về giáo dục, đào tạo và pháp luật lao động. Cơ sở y tế: gồm các bệnh viện, viện có giường bệnh, trung tâm y tế, trung tâm phòng chống bệnh xã hội, trung tâm y tế dự phòng, trại điều trị và các cơ sở y tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các cơ sở vân hóa thành lập theo quy định của pháp luật kể cả các cơ sở thành lập theo Luật Doanh nghiệp.

7) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.

8) Văn phòng điểu hành của các bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.

9) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

10) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.

ì ỉ) Cả nhân người nước ngoài tại Việt Nam: Cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam được phép tuyển lao động nước ngoài "theo quy định của Chính phú" (khoản 2 Điều 132 Bộ luật Lao động). Tuy nhiên trong các nghị

định của Chính phù (Nghị định 105/2003/NĐ-CP ngày 17-9-2003 và Nghị định sổ 93/2005/NĐ-CP ngày 13-7-2005) đều mới chi hướng dần đối với "doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Lao động", đối với cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài chưa có văn bản hướng dẫn.

Thứ hai, về sổ lượng lao động được tuyển dụng:

Sổ lượng lao động được tuyển dụng dựa trên nhu cầu thực tế của người sir dụng lao động, tuy nhiên nhằm bảo vệ lao động và việc làm trong nước, pháp luật hạn chế số lượng tuyển dụng như sau:

Đổi với doanh nghiệp: Tỷ lệ lao động nước ngoài được tuvển chiếm không quá 3% số lao động hiện có của doanh nghiệp, số lẻ phần trăm vượt quá của 3% được làm tròn 01 người.

Doanh nghiệp có thể được tuyển vượt quá số lượng cho phép, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau: 1) Là những doanh nghiệp đặc thù, sử dụng số lượng lao động ít, hoặc ở giai đoạn đầu mới đầu tư, sản xuất chưa ổn định. 2) Vị trí công việc cần tuyển đó, lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. 3) Được Chù tịch UBND cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản.

Đối tượng khác không chịu khống chế về số lượng lao động nước ngoài được tuyển dụng, muốn tuyển dụng lao động nước ngoài các đối tượng này phải xin chấp thuận của Chủ tịch ủ y ban nhân dân cấp tinh nơi đóng trụ sờ chính.

Những trường hợp trong quyết định phê duyệt dự án, hoặc giấy phép hoạt động đã quy định số lượng lao động nước ngoài được sứ dụng thi căn cứ vào đó thực hiện, không phải xin chấp thuận của ủ y ban nhân dân.

Thử ba, về thủ tục tuyển dụng, trách nhiệm của người tuyên dụng:

Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp tuyển dụng lao động.

Trong quá trình tuyên lao động, người sứ dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các thủ tục sau đây: 1) Phái công khai nhu cầu tuyền lao

động bàng việc đăng báo Trung ương hoặc địa phương 03 sổ liền về nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu công việc, quyền lợi của các bên. 2) Tiếp nhận hồ sơ, làm thu tục và nộp lệ phí xin cấp phép, gia hạn, cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài. 3) Cung cấp đầy đủ nội dung pháp luật Việt Nam đế người lao động nước ngoài được biết. 4) Quản lý, bổ sung đầy đủ hồ sơ của người lao động nước ngoài; sau khi ký hợp đồng lao động phải gửi bản sao về cơ quan đã cấp giấy phép lao động đó. 5) Quản lý người lao động. 6) Báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ 6 tháng và cà năm tới Sớ Lao động, Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính, hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.1.1.2. Quy định đối với người lao động nước ngoài làm việc tại

Việt Nam

Người nước ngoài muốn được làm việc tại Việt Nam phải có đù các điều kiện theo quy định cùa pháp luật như sau:

Thứ nhắt, về độ tuổi: Phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Việc quy định tuổi lao động trong pháp luật Việt Nam phù hợp với luật tiểu chuấn lao động quốc tế (Công ước số 138 (1973) của ILO).

Thú hai, về sức khóe: Có sức khòe phù hợp với yêu cầu cùa công việc. Trong hồ sơ xin làm việc, phải có giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ờ nước ngoài.

Trường hợp người nước ngoài đang cư trú Việt Nam thì thì giấy chứng nhận sức khỏe do các Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh cấp theo quy định của Bộ Y tế, ngoài ra, các cơ sở y tế khác theo quy định của Bộ Y tế cũng có quyền cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho lao động nước ngoài (phụ lục 1 ) [32].

Thứ ba, về lý lịch tư pháp: Lao động nước ngoài phải là người không có tiền án, tiền sự; không thuộc diện truy cứu tránh nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài. Trong hồ sơ xin làm việc phải có phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nơi người lao động cư trú cấp.

Người nước ngoài đã cư trú ờ Việt Nam từ 06 tháng trớ lên thì còn phải có phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp Việt Nam nơi người lao động cư trú cấp. Phiếu lý lịch tư pháp sẽ không được cấp nếu người nước ngoài đang là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự [8].

Người lao động còn phải khai bản lý lịch tự thuật theo mầu, có dán ảnh theo quy định cùa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam. Lý lịch tự thuật do người lao động tự chịu trách nhiệm, không cần phải có xác nhận của cơ quan tổ chức nào khác.

Thứ tư, về trình độ chuyên môn: Phải có chuyên môn, kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc nhừng công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.

Chuyên môn kỹ thuật cao bao gồm kỹ sư, hoặc tương đương (có văn bằng chứng nhận tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc yêu cầu của người sử dụng lao động, hoặc chứng nhận về trình độ tay nghề). Người lao động phải trình bản sao trong hồ sơ xin việc. Bán sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghề cùa người lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó.

Kinh nghiệm và thâm niên: Chỉ người có ít nhất 05 năm kinh nghiệm, có khả năng đảm nhiệm công việc theo yêu cầu của người tuyển dụng, có xác nhận bàng văn bản cùa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài.

Nghệ nhân những ngành nghề truyền thống, hoặc có kinh nghiệm nghề nghiệp trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ thì phái được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch xác nhận bằng văn bản.

Lao động nước ngoài hành nghề y dirợc tư nhân, trực tiếp khám chừa bệnh tại Việt Nam phải đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y dược tư nhân.

Thứ năm, về giấy phép lao động:

Lao động nước ngoài phải có giấy phép lao động nếu vào làm việc từ đủ 03 tháng trờ lên. Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có thể bị trục xuất về nước nểu làm việc tại Việt Nam từ đủ 03 tháng trở iên không có giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết thời hạn mà không gia hạn.

Pháp luật quy định nhĩm g trường hợp không phai xin cấp giấy phép lao động như sau:

- Có thời hạn làm việc dưới 03 tháng.

- Đe xử lý các trường hợp khẩn cấp như: sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh mà lao động Việt Nam cũng như nước ngoài tại Việt Nam không xử lý được.

- Là thành viên hội đồng quản trị, (hoặc hội đồng thành viên đổi với công ty trách nhiệm hữu hạn) các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam. Cần lưu ý rằng: một sổ chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc cấp phó mà không phải thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên thì vẫn cần phái có giấy phép lao động để được vào làm việc tại Việt Nam.

- Trường văn phòng đại diện, trưởng chi nhánh tại Việt Nam.

- Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp Việt Nam cấp giấy phép hành nghề.

Thời hạn cùa giấy phép lao động được quy định như sau:

Thời hạn của giấy phép lao động theo thời hạn cùa hợp đồng lao động dự kiến, hoặc theo quyết định cử lao động của người sừ dụng lao động. Tuy vậy, tổng thời gian tối đa 36 tháng.

Gia hạn giấy phép lao động: Giấy phép lao động được gia hạn khi: Công việc đó lao động Việt Nam chưa thế thay thế được, mặc dù người sử

dụng lao động đang có kế hoạch đào tạo lao động Việt Nam để thay thế. Thời hạn gia hạn phụ thuộc vào thời hạn xác định trong hợp đồng, hoặc văn bản cứ của phía nước ngoài nhưng tối đa là 36 tháng.

Giấy phép lao động có thể được gia hạn lần thứ hai nếu đã hết thời gian gia hạn lần thứ nhất mà chưa đào tạo được lao động Việt Nam thay thế.

Pháp luật cũng quy định không gia hạn giấy phép lao động cho người bị xử lý kỷ luật lao động dưới hình thức: Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng, chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn, cách chức, và sa thài.

Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trụ sở chính.

Hiệu lực của giắy phép lao động: Tùy hoàn cảnh cụ thể mà hiệu lực của giấy phép lao động phụ thuộc vào: 1) Thời hạn của hợp đồng lao động, điều này có nghĩa là nếu hợp đồng lao động chấm dứt trước thời hạn giấy phép thì giấy phép cũng hát hiệu lực. 2) Công việc trong hợp đồng, công việc trong hợp đồng không đúng với công việc trong giấy phép thì giấy phép hết hiệu lực. 3) Trường hợp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động chấm dứt hoạt động trước thời hạn và 4) Trường hợp người lao động bị chết, bị phạt tù, bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, về nghề, công việc người nước ngoài không được đám nhiệm:

Được hường các quy chế đổi xử quốc gia (không phân biệt đối xứ giữa lao động nước ngoài với lao động Việt Nam), quy chế tối huệ quốc (không phân biệt đổi xử giữa những lao động nước ngoài cùng làm ăn sinh sổng ở Việt Nam) nhìn chung người nước ngoài được làm việc nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích cơ bản của Nhà nước, pháp luật Việt Nam có quy định hạn chế người nước ngoài làm nghề và giữ một số chức vụ nhất định. Các quy định này nằm rải rác trong các vãn bản pháp luật

chuyên ngành. Ví dụ: không được làm công chứng viên (Điều 13 Luật Công chứng 2006), không được đứng đầu cơ quan báo chí, biên tập viên, tổng biên tập, giám đổc nhà xuất bản (Điều 13 Luật Báo chí 1989, Điều 14 Luật Xuất bản 2004),... Tuy vậy, hạn chế này không đáng kể so với những quyền mà người lao động nước ngoài được hưởng.

Thử bảy: Người lao động nước ngoài phải nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết và làm 02 bộ hồ sơ đầy đù theo quy định của pháp luật, một bộ do người sử dụng lao động quản lý và một bộ để làm thù tục xin cấp giấy phép lao động. Hồ sơ xin làm việc cúa người nước ngoài gồm: Đơn xin làm việc, phiếu lý lịch tư pháp, bản lý lịch tự thuật, giấy chứng nhận sức khỏe, giấy tờ chứng minh trình độ tay nghề chuyên môn, và dán ành theo quy định.

Giấy tờ cùa người nước ngoài náu do cơ quan, tồ chức nước ngoài cấp hoặc chứng thực thì phải được hợp pháp hóa lănh sự (trừ các nước đã ký với Việt Nam điều ước miễn hợp pháp hóa lãnh sự). Tiếng nước ngoài phải được dịch ra Tiếng Việt, bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)