Pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 34)

1.4.2.1. H ệ thống vân bản pháp luật Việt Nam điểu chỉnh quan hệ

lao động có yếu tố nước ngoài

Hiển pháp 1992 là đạo luật gổc, là văn bản quan trọng, chửa đựng những quy phạm có tính nguyên tắc điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài như: nguyên tắc không phân biệt đổi xử, binh đắng, cùng có lợi (Điều 14); bảo hộ quyền lợi chính đáng cùa người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam (Điều 81) v.v...

Bộ luật, luật là nguồn trực tiếp điều chinh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, trong đó có Bộ luật Lao động 1994 và Luật người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là 2 văn bản có hiệu lực sau Hiến pháp điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài. Luật Người Việt Nam đi làm việc có thời hạn nựớc ngoài Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007 là văn bản luật ban hành gần đây nhất điều chinh quan hệ về xuất khẩu lao động. Luật gồm 8 chương, 80 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc có thời hạn ớ nước ngoài theo hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ờ nước ngoài. Ngoài ra, nhiều quy định có liên quan đến quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài chứa đựng rải rác trong các văn bàn luật khác như Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật bảo hiểm xã hội, Luật Thương mại 2005, Luật đầu tư 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật quốc tịch, ....

Pháp lệnh: Là văn bản dưới luật do ủ y ban Thường vụ Quốc hội ban hành đê điều chỉnh kịp thời một lĩnh vực nhất định trorm trường hợp chưa có

điều kiện ban hành luật. Không có pháp lệnh điều chinh riêng về quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, mà các quy định chứa đựng rải rác trong nhiều văn bản như Pháp lệnh xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ...

Nghị định là loại văn bản dưới luật do cơ quan quản lý hành chính cao nhất (Chính phủ) ban hành, để cụ thể hóa nội dung cùa một sổ văn bàn luật. So với văn bản luật thì số lượng các nghị định điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài rất lớn.

Thông tư, Thông tư liên tịch, là loại văn bản do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành hoặc liên tịch với các bộ khác, có số lượng khá lớn nhằm chi tiết hóa, hướng dần một số nội dung của Nghị định hoặc để chỉ đạo thống nhất trong lĩnh vực lao động có yếu tổ nước ngoài.

Quyết định, chi thị,., cùng được dùng khá phổ biến trong quản lý nhà nước về lao động có yếu tố nước ngoài Việt Nam. Quyết định, chì thị được ban hành ở nhiều cấp hành chính, như Chính phủ, Bộ hoặc ủ y ban nhân dân cấp tỉnh....

1.4.2.2. Khải lược lịch sử pháp luật Việt Nattt về lao động cớ yếu tố

nước ngoài

Sau khi giành chính quyền năm 1945, Chính phù thành lập Bộ Xã hội. Chù tịch Chính phù nước Việt Nam dân chù cộng hòa đã ban hành sắc lệnh số 64 ngày 08/5/1946 về tổ chức các cơ quan lao động trong toàn cõi Việt Nam, giao nhiệm vụ cho Nha lao động Trung ương (thuộc Bộ Xã hội) "Tô chức sự liên lạc với lao động quổc tế". Tuy vậy, thời kỷ chiến tranh giữ nước, sau đó miền bắc xây dựng chế độ kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, quan hệ lao động được điều chỉnh bàng các quy phạm mệnh lệnh hành chính. Đất nước thống nhất, năm 1975, chủ trương đưa lao động sang làm việc tại Liên Xô và các nước xà hội chù nghĩa Đông Âu đã giải quyết tốt nhu cầu công ăn việc làm, và chuẩn bị lực lượng lao động tái thiết đất nước. Tuy vậy, từ khi Đại hội Đáng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, thi hành chính sách

đôi mới mà Đảng ta khởi xướng, quan hệ lao động tuân theo quy luật thị trường có định hướng của nhà nước, pháp luật điều chinh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài từng bước phát triển, nhất là từ năm 1990 trớ lại đây.

Xin điểm qua một số văn bản pháp luật cơ bản thời kỳ đổi mới như sau:

Nhửng văn bản ph áp luật chứa đựng quy phạm chung điều chinh quan hệ lao động có yế u tố nước ngoài

Sau Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất chứa các quy định có tính chất chung, cơ bản nhất như đã kể trên, Pháp lệnh Hợp đồng lao động được ủ y ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 30/8/1990 là văn bản pháp luật có tính pháp điến hóa cao nhất đầu tiên điều chỉnh tương đối toàn diện, làm cơ sở pháp lý cho việc tự do hợp đồng lao động, tại Điều 31 quy định "Những nguyên tắc của Pháp lệnh hợp đồng lao động được áp dụng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nước ngoài đóng tại Việt Nam hoặc hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam". Pháp lệnh này được quy định chi tiết thi hành bởi Nghị định số 165-HĐBT ngày 12/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 23/6/1994 Ọuốc hội ban hành Bộ luật Lao động, điều chinh toàn diện hơn các quan hệ lao động theo định hướng thị trường. Bộ luật Lao động 1994 được coi là sự thể chế hóa đường loi cùa Đảng thời kỳ đổi mới, là cụ thế hóa Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992. Bộ luật Lao động là cơ sờ pháp lý chủ yếu, điều chính quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài. Kể từ ngày thông qua đến nay, Bộ luật Lao động đã qua ba lần sửa đối, bồ sung vào năm 2002, 2006, 2007, đặc biệt trong lần sừa đổi, bổ sung năm 2002, nhiều quy phạm điều chinh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài đã được thông qua như (Điều 131); Việc tuyển dụng lao động Việt Nam và lao động nước ngoài (Điều 132), Ọuyền và nghĩa vụ của lao động nước ngoài tại Việt Nam (Điều 133)... trong Mục V và Mục Va của Chương XI, nhầm đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động và hội nhập lao động quốc tế.

về hợp đồng lao động: Nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động được ban hành, như Nghị định số 198-CP ngày 31/12/1994 cùa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sổ điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, thay thế bơi Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động. Thông tư số 21/2003/TT- BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xà hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP.

về kỷ luật lao động: Chính phủ bàn hành Nghị định số 41-CP ngày 06/7/1995 quy định chi tiết một sổ điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sổ 41-CP. Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 cùa Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dần thi hành một số điều của Nghị định số 41 -CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP...

Liên quan đến việc làm, bảo hiêm xã hội có một số văn ban như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thông qua ngày 19/12/1987, tại Điều 16 quy định "công việc đòi hỏi kỹ thuật cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được thì xí nghiệp được tuyển dụng người nước ngoài". Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Nghị định số 91/1998-NĐ-CP ngày 10/11/1998 cùa Chính phù về hành nghề tư vấn pháp luật cùa tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Thương mại 2005, Luật công chứng 2006, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều cùa luật bảo hiếm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc...

Trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, cư trú có một số văn bản quan trọng đó là: Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000. Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cành, xuất cảnh, CƯ trú của người nước

ngoài tại Việt Nam. Ọuyết định số 210/1999/ỌĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Thu tướng Chính phủ về một số chính sách đổi với người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03/3/2000 về xuất cảnh, nhập canh cùa công dân Việt Nam được thay thế bởi Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007. Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư pháp - Bộ Công an quy định việc cấp phiếu lý lịch tư pháp. Thông tư số 01/1999/TT-NG ngày 03/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định thể lệ hợp pháp hóa giấy tờ tài liệu.

Lĩnh vực thuế, quàn ỉỷ lao động và giải quyết tranh chấp lao động có

Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19/5/2001 của ú y ban Thường vụ Quốc hội về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (nay đang chuẩn bị thay thế bàng Luật mới). Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phù quy định xứ phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Quyết định số 10/HĐBT ngày 14/01/1985 cùa Hội đồng Bộ trường về việc chuyển Tòa án nhân dân xét xử những việc tranh chấp trong lao động. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Bộ luật Tổ tụng dân sự Việt Nam 2005...

A'hững văn bản pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Cùng với các quy định khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hội đồng Bộ trường ban hành Nghị định sổ 233-HĐBT ngày 22/6/1990 quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vổn đầu tư nước ngoài, tại Điều 5 quy định:

Đối với công việc đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc đế làm công việc quản lý mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được, xí nghiệp được tuyển người nước ngoài cho một thời hạn nhất định theo đúng thú tục do Nhà nước Việt Nam quy định, nhưng phải lập chương trình đào tạo đế người Việt Nam có thể sớm làm được công việc đó [20], Đe từng bước điều chinh, quản lý lao động nước ngoài Việt Nam, Nhà nước ban hành nhiều văn bản trong đó phái kể đến các văn ban sau:

Nghị định sô 58/CP ngày 03/10/1996 của Chính phú vê câp giây phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tố chức ờ Việt Nam. Thông tư số 09/1997/LĐTBXH-TT ngày 18/3/1997 cùa Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dần việc thực hiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ờ Việt Nam. Nghị định số 169/1999/NĐ-CP ngày 03/12/1999 của Chính phù sửa đồi, bổ sung một sổ điều của Nghị định số 58/CP. Thông tư số 08/2000/TT-BLĐTB&XH ngày 29/03/2000 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam. Quyết định số 3 1 1/2000/QBLĐTBXH ngày 29-3-2000 cùa Bộ Trường Bộ Lao động-Thương binh và Xă hội v ề việc ban hành mầu giấy phép lao động, in và phát hành, quản lý giấy phép lao động cấp cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam...

Nghị định sổ 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thay thế các quy định trước đó, đang có hiệu lực, được sửa đổi bởi Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13/7/2005, hướng dẫn chi tiết tại Thông tư sổ 04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xà hội và Thông tư số 24/2005/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2005 sửa đổi, bổ sung một số điểm cùa Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH.

Quyết định sổ 54/2005/QĐ-BTC ngày 04-8-2005 cùa Bộ trường Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam...

Quy định đối với lao động Việt Nam làm việc cho cơ quan, tổ chức,

cả nhân nước ngoài tại Việt Nam

Các văn bản trực tiếp điều chỉnh nhóm lao động Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không nhiều, một số văn bản trong lĩnh vực này gồm có:

Nghị định sô 389-HĐBT ngày 10/11/1990 cùa Hội đông E3Ộ trường ban hành Ọuy chể cho thuê nhà và thuê lao động đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, lưu trú ở nước ngoài quy định về người có thể được làm đại diện hoặc làm công cho người nước ngoài:

Người có quốc tịch Việt Nam, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ công dân theo pháp luật, không phạm tội hình sự nghiêm trọng, nếu phạm tội khác thì đã được xóa án.

... Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan, đoàn thể đang tại chức và sĩ quan, hạ sĩ quan trong các lực lượng vũ trang đang tại ngũ không được làm đại diện, làm công cho người nước ngoài. Trường hợp do cơ quan, đoàn thể và đơn vị giới thiệu làm đại diện hoặc làm công cho người nước ngoài, thì không kiêm nhiệm công việc của cơ quan, đoàn thể và đơn vị lực lượng vũ trang. Nhừng người trước là cán bộ, công nhân viên, sĩ quan, hạ sĩ quan trực tiếp làm công tác cơ mật đã nghỉ hữu, giải ngũ phải được cơ quan, đơn vị cũ đồng ý [21].

Hiện tại Nghị định sổ 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 của Chính phủ về tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đang có hiệu lực. Được chi tiết hóa tại Thông tư sổ 09/1999/TT-BLĐTBXH ngày 15/3/1999 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Chính phủ cũng ban hành các nghị định: Nghị định sổ 46/1999/NĐ-CP ngày 01/7/1999 sửa đổi một sổ điều của Nghị định số 85/1998/NĐ-CP, Nghị định số 75/2001/NĐ-CP ngày 19/10/2001 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 85/1998/NĐ-CP và Nghị định số 46/1999/NĐ-CP.

Một sổ văn bản khác: Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một sổ điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp cỏ vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam. Nghị định số

03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, nay đã được thay thế bởi Nghị định số 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam...

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)